Sáng nay, hội thảo "Facebook Marketing Partners" đã được tổ chức tại Hà Nội. Đây là sự kiện về Social Marketing cung cấp thông tin mới nhất về thị trường, các nghiên cứu đánh giá của các chuyên gia về tương lai của Digital Marketing hiện tại và tương lai. Hội thảo cũng là cơ hội để các chuyên gia trong nước, quốc tế và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.
Bên lề hội thảo, phóng viên Báo Khoa học & Phát triển đã có cuộc phỏng vấn với ông Hà Tuấn Anh, CEO Vinalink về thực trạng và xu hướng bán hàng trên mạng xã hội tại Việt Nam. Chia sẻ về vấn đề này, ông Tuấn Anh cho biết: "Hiện nay Việt Nam có tới hơn 45 triệu người sử dụng mạng xã hội Facebook, đây là một cơ hội lớn để cho những người bán hàng dễ dàng tiếp cận đối tượng của mình. Tuy nhiên, các mặt hàng được quảng cáo trên Facebook chủ yếu là những mặt hàng giá rẻ".
Theo ông Tuấn Anh, bán hàng trên Facebook là một mảnh đất màu mỡ để cho các nhà kinh doanh có thể khai thác, bởi lẽ không chỉ số người dùng Facebook lớn mà họ còn dành nhiều thời gian trong ngày thậm chí là hàng giờ để lướt mạng xã hội này. Với điều kiện tiếp cận thuận lợi nên cách thức bán hàng trên Facebook được cho là hoạt động rất hiệu quả.
Ông Hà Tuấn Anh, CEO Vinalink.
Ông Hà Tuấn Anh cũng cho rằng nếu kinh doanh trên Facebook thì chúng ta nên quan tâm đến việc lựa chọn phương thức sử dụng Facebook để bán hàng. Trước tiên chúng ta nên tìm hiểu thị trường kinh doanh, tìm xem khách hàng họ đang mong muốn có nhu cầu về mặt hàng gì và sau đó có thể quảng cáo chạy thử khoảng 1, 2 tuần nếu nhận thấy sản phẩm tốt thì chúng ta chạy tiếp.
Thứ hai, đó là việc xây dựng thương hiệu và để làm được điều này chúng ta cần nuôi dưỡng. Đối với những sản phẩm đắt tiền trên 1 triệu đồng, khi mua online người dùng sẽ có tâm lý e dè vì vậy chúng ta rất khó để quảng cáo bán hàng. Vì vậy cần xây dựng thương hiệu, khi có thương hiệu uy tín rồi thì họ sẽ mua và họ mua lần đầu thấy chất lượng tốt thì lần sau họ sẽ tiếp tục mua hàng.
Đối với sản phẩm dưới 1 triệu thì những sản phẩm đó người dân coi là mua hên-xui nên là những sản phẩm "vớt váng" họ sẽ sẵn sàng mua. Ví dụ chúng ta mua sản phẩm khoảng 100 nghìn đồng chúng ta sẽ ít quan tâm đến chất lượng mua hơn vì giá trị nó chưa cao nếu về dùng nếu cảm thấy không hài lòng thì lần sau rút kinh nghiệm.
"Thời gian gần đây bán hàng trên Facebook của Việt Nam các sản phẩm giá rẻ phát triển mạnh do chúng ta biết khai thác tâm lý khách hàng khi mua qua mạng đó khi bỏ một món tiền nhỏ ra thì họ không bị tác động nhiều quá. Và đặc biệt người bán hàng ở nhóm hàng giá rẻ này sẽ có thu nhập cao trong đó có cả sinh viên kinh doanh chủ yếu thời trang, mỹ phẩm để kiếm thêm thu nhập, xu hướng này hiện nay đang mốt bởi lẽ phải bỏ chi phí thấp mà vẫn thu lời cao được", ông Tuấn Anh nhận định.
Hiện nay các cửa hàng bán online trên Facebook đang có sự cạnh tranh với hệ thống bán hàng Lazada tuy nhiên theo ông Tuấn Anh về mạnh bản chất nó không tác động ảnh hưởng đến nhau nhiều. Đối với gian hàng Lazada thường họ có sản phẩm rồi sẽ đẩy lên trang để bán còn đối với Facebook thì ngược lại đó là người ta thường tìm mặt hàng bán chạy sau đó mới nhập về, bán lúc nào hết chạy thì có thể giải tán. Lazada quảng cáo mang tính chủ động bởi lẽ khi khách hàng có nhu cầu thì họ mới tìm đến trang bán hàng này còn trên Facebook thì ngược lại họ xem thị trường ăn cái gì họ tung ra các mặt hàng đó, các mặt hàng xuất hiện trên các bảng tin Facebook của nhiều đối tối và những mặt hàng sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng hơn.
Được biết, quảng cáo trên Facebook năm 2015 đạt 200 triệu USD trung bình mỗi năm con số này sẽ tăng 100%, vượt qua tất cả các phương tiện quảng cáo khác và hiệu quả của nó được đo bằng đơn hàng.
Tại Việt Nam, số lượng các Facebook Marketing Partners hiện đang dưới hai con số vì vậy việc kết nối, giúp cho các cá nhân và doanh nghiệp kết nối với các đại diện chính thức của Facebook - các lập trình viên, chuyên viên hàng đầu để từ đó phấn đấu trở thành một Facebook Marketing Partner mạnh mẽ và phát triển cộng đồng Facebook Marketing Partners tại Việt Nam là điều rất cần thiết.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét