Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

Cách nấu thịt đông vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe

Vào dịp Tết cổ truyền, thịt đông là món ăn không thể thiếu được trong mâm cơm của người miền Bắc. Thịt đông không quá khó làm, nhưng nếu biết cách nấu thịt đông đúng điệu, bạn sẽ có một món ăn nhiều chất đạm nhưng không mang lại cảm giác ngán khi ăn.









Thịt đông thường được chế biến từ những nguyên liệu như chân giò, tai, bì… Đây đều là những phần chứa rất nhiều chất béo, chất đạm và cholesterol xấu. Do đó, nếu không biết cách chế biến hoặc ăn không đúng cách, bạn sẽ dễ cảm thấy ngán, tăng cân, thậm chí với những người có tiền sử mắc rối loạn chuyển hóa, món ăn này còn có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Để giúp bạn tránh được những điều này, Hello Bacsi đã sưu tầm 2 cách nấu thịt đông ngon đúng chuẩn, bạn có thể tham khảo và thử chế biến cho gia đình mình trong dịp Tết Nguyên Đán này nhé.





Cách nấu thịt đông vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe

Cách nấu thịt đông chân giò ngon





Nguyên liệu





  • Thịt chân giò
  • Tai heo hoặc bì lợn (để tạo độ đông cho món ăn)
  • Mộc nhĩ
  • Nấm hương
  • Hành khô
  • Cà rốt
  • Gia vị: nước mắm, hạt nêm, mì chính (bột ngọt), tiêu

Các bước làm thịt nấu đông





/></figure>

<!-- wp:heading " level/>

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu





  • Thịt chân giò: Bạn nên chọn miếng thịt tươi ngon, thớ thịt màu đỏ hồng, sờ vào thấy rắn chắc và không nghe mùi ôi. Sau khi mua về, bạn xát muối rửa sạch, thái thành từng miếng nhỏ và trụng sơ với nước sôi có chút muối và hành tím đập giập để thịt có mùi thơm và không bị vỡ khi nấu đông. Sau khi trụng xong, bạn hãy rửa lại bằng nước sạch, để ráo, ướp một ít nước mắm, một ít mì chính để thịt có hương vị đậm đà.
  • Tai heo: Bạn cần chú ý sơ chế kỹ những khía lõi ở cuống tai vì vị trí này thường chứa rất nhiều chất bẩn. Sau đó, bóp rửa với một chút muối, giấm gạo hoặc chanh để làm sạch. Sau khi rửa sạch, bạn cũng trụng sơ với nước sôi và nhanh chóng rửa lại bằng nước lạnh hoặc ngâm vào nước đá để tạo độ giòn và tránh bị dính khi thái nhỏ. Khi tai heo đã nguội, bạn thái thành từng miếng nhỏ nhưng chú ý là đừng thái quá mỏng.
  • Mộc nhĩ, nấm hương: Rửa sạch, ngâm nước nóng cho mềm, sau khi ngâm rửa lại một lần nữa, thái sợi hoặc khúc vuông. Tránh thái quá nhỏ vì như vậy khi nấu, mộc nhĩ và nấm hương sẽ bị nhũn ra, mất độ giòn dai.

Bước 2: Tiến hành nấu thịt đông





  • Bắc bếp, cho dầu ăn, hành tím, mộc nhĩ, nấm hương vào xào, nêm nếm một chút gia vị, thêm ít hạt tiêu vào đảo đều. Sau khi xào, đổ hỗn hợp ra một cái chén. Tiếp theo, bạn cũng bắc bếp, cho dầu ăn, hành tím vào phi thơm rồi cho thịt chân giò và tai heo vào xào.
  • Kế tiếp, bắc nồi lên bếp ga hoặc bếp từ. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể sử dụng nồi áp suất. Đầu tiên, bạn cho hỗn hợp thịt chân giò và tai heo vào nồi, đổ nước ngập mặt thịt, khi sôi, hãy hớt bọt ra để món thịt đông trong và hấp dẫn hơn.
  • Khi thịt đã chín mềm, bạn hãy cho hỗn hợp mộc nhĩ, nấm hương vào, nêm nếm gia vị vừa rồi đun thêm khoảng 5 phút nữa là có thể tắt bếp.

Bước 3: Trang trí món ăn





Cắt cà rốt thành hình bông hoa rồi đặt dưới đáy bát trước khi múc thịt đông ra chén để khi úp món thịt đông sẽ trở nên đẹp mắt hơn. Cất thịt đông vào tủ lạnh 4 – 6 giờ để thịt đông lại.





Cách nấu thịt đông gà thơm ngon, lạ miệng





Bên cạnh cách chế biến truyền thống là nấu thịt đông bằng thịt lợn, bạn có thể thử chuyển sang nấu bằng thịt gà. Điều này không chỉ giúp làm mới món thịt đông mà còn giúp món ăn trở nên bổ dưỡng, ngon và không gây ngấy.





Nguyên liệu





/></figure>


<ul><li>700g thịt gà</li><li>Cà rốt</li><li>Mộc nhĩ</li><li>Nấm hương</li><li>Gia vị: muối, nước mắm, hạt niêm, tiêu…</li></ul>


<!-- wp:heading " level/>

Các bước nấu thịt đông gà





Bước 1: Sơ chế nguyên liệu





  • Thịt gà: Sau khi mua về, bạn hãy xát muối, rửa sạch rồi lọc bỏ bớt phần mỡ ở miếng thịt và chặt thành từng miếng nhỏ. Bạn cũng có thể rút bỏ xương để ninh lấy nước, còn phần thịt thì để nấu thịt đông. Ướp thịt gà với 1 thìa nước mắm, 1 thìa cà phê muối và 1 chút hạt tiêu khoảng từ 15 – 20 phút.
  • Mộc nhĩ, nấm hương: Rửa sạch, ngâm với nước cho nở. Sau đó, cắt chân và thái sợi hoặc khúc vuông. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và tỉa hoa.

Bước 2: Tiến hành nấu thịt đông gà





  • Cho thịt gà đã sơ chế vào nồi, xào khoảng 10 phút cho ngấm gia vị, sau đó cho mộc nhĩ, nấm hương vào, thêm chút muối và hạt tiêu, xào khoảng 5 phút.
  • Đổ nước hoặc nước dùng gà vào nồi gà đã xào, lượng nước ngập mặt thịt. Khi nước sôi, bạn nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
  • Để sẵn một cái chén và để cà rốt đã thái hoa dưới đáy, khi thịt gà chín, múc lên trên, để nguội, bọc lại rồi cho vào tủ lạnh. Hôm sau, bạn có thể thưởng thức món ăn hấp dẫn, lạ miệng này.

Một số lưu ý khi ăn thịt đông





Thịt đông là món ăn hấp dẫn trong những ngày Tết. Tuy nhiên, khi thưởng thức món ăn này, bạn cần lưu ý một số điều sau:





  • Nên ăn thịt đông cùng dưa hành và rau củ để giúp cơ thể tiêu hóa thịt một cách dễ dàng. Bên cạnh dưa hành, bạn cũng nên ăn thêm nhiều rau xanh (các loại rau thơm) để tăng cường vitamin và hạn chế việc nạp quá nhiều chất đạm.
  • Ăn nhiều trái cây như mận, táo… sau khi ăn thịt đông để hạn chế lượng chất béo nạp vào cơ thể.
  • Bạn nên chia nhỏ thịt đông thành từng phần và bảo quản cẩn thận trong ngăn mát tủ lạnh, tránh ôi thiu gây ngộ độc.

Bích Ngân/HELLO BACSI


Cách nấu thịt đông vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe

Vào dịp Tết cổ truyền, thịt đông là món ăn không thể thiếu được trong mâm cơm của người miền Bắc. Thịt đông không quá khó làm, nhưng nếu biết cách nấu thịt đông đúng điệu, bạn sẽ có một món ăn nhiều chất đạm nhưng không mang lại cảm giác ngán khi ăn.









Thịt đông thường được chế biến từ những nguyên liệu như chân giò, tai, bì… Đây đều là những phần chứa rất nhiều chất béo, chất đạm và cholesterol xấu. Do đó, nếu không biết cách chế biến hoặc ăn không đúng cách, bạn sẽ dễ cảm thấy ngán, tăng cân, thậm chí với những người có tiền sử mắc rối loạn chuyển hóa, món ăn này còn có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Để giúp bạn tránh được những điều này, Hello Bacsi đã sưu tầm 2 cách nấu thịt đông ngon đúng chuẩn, bạn có thể tham khảo và thử chế biến cho gia đình mình trong dịp Tết Nguyên Đán này nhé.





Cách nấu thịt đông vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe

Cách nấu thịt đông chân giò ngon





Nguyên liệu





  • Thịt chân giò
  • Tai heo hoặc bì lợn (để tạo độ đông cho món ăn)
  • Mộc nhĩ
  • Nấm hương
  • Hành khô
  • Cà rốt
  • Gia vị: nước mắm, hạt nêm, mì chính (bột ngọt), tiêu

Các bước làm thịt nấu đông





/></figure>

<!-- wp:heading " level/>

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu





  • Thịt chân giò: Bạn nên chọn miếng thịt tươi ngon, thớ thịt màu đỏ hồng, sờ vào thấy rắn chắc và không nghe mùi ôi. Sau khi mua về, bạn xát muối rửa sạch, thái thành từng miếng nhỏ và trụng sơ với nước sôi có chút muối và hành tím đập giập để thịt có mùi thơm và không bị vỡ khi nấu đông. Sau khi trụng xong, bạn hãy rửa lại bằng nước sạch, để ráo, ướp một ít nước mắm, một ít mì chính để thịt có hương vị đậm đà.
  • Tai heo: Bạn cần chú ý sơ chế kỹ những khía lõi ở cuống tai vì vị trí này thường chứa rất nhiều chất bẩn. Sau đó, bóp rửa với một chút muối, giấm gạo hoặc chanh để làm sạch. Sau khi rửa sạch, bạn cũng trụng sơ với nước sôi và nhanh chóng rửa lại bằng nước lạnh hoặc ngâm vào nước đá để tạo độ giòn và tránh bị dính khi thái nhỏ. Khi tai heo đã nguội, bạn thái thành từng miếng nhỏ nhưng chú ý là đừng thái quá mỏng.
  • Mộc nhĩ, nấm hương: Rửa sạch, ngâm nước nóng cho mềm, sau khi ngâm rửa lại một lần nữa, thái sợi hoặc khúc vuông. Tránh thái quá nhỏ vì như vậy khi nấu, mộc nhĩ và nấm hương sẽ bị nhũn ra, mất độ giòn dai.

Bước 2: Tiến hành nấu thịt đông





  • Bắc bếp, cho dầu ăn, hành tím, mộc nhĩ, nấm hương vào xào, nêm nếm một chút gia vị, thêm ít hạt tiêu vào đảo đều. Sau khi xào, đổ hỗn hợp ra một cái chén. Tiếp theo, bạn cũng bắc bếp, cho dầu ăn, hành tím vào phi thơm rồi cho thịt chân giò và tai heo vào xào.
  • Kế tiếp, bắc nồi lên bếp ga hoặc bếp từ. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể sử dụng nồi áp suất. Đầu tiên, bạn cho hỗn hợp thịt chân giò và tai heo vào nồi, đổ nước ngập mặt thịt, khi sôi, hãy hớt bọt ra để món thịt đông trong và hấp dẫn hơn.
  • Khi thịt đã chín mềm, bạn hãy cho hỗn hợp mộc nhĩ, nấm hương vào, nêm nếm gia vị vừa rồi đun thêm khoảng 5 phút nữa là có thể tắt bếp.

Bước 3: Trang trí món ăn





Cắt cà rốt thành hình bông hoa rồi đặt dưới đáy bát trước khi múc thịt đông ra chén để khi úp món thịt đông sẽ trở nên đẹp mắt hơn. Cất thịt đông vào tủ lạnh 4 – 6 giờ để thịt đông lại.





Cách nấu thịt đông gà thơm ngon, lạ miệng





Bên cạnh cách chế biến truyền thống là nấu thịt đông bằng thịt lợn, bạn có thể thử chuyển sang nấu bằng thịt gà. Điều này không chỉ giúp làm mới món thịt đông mà còn giúp món ăn trở nên bổ dưỡng, ngon và không gây ngấy.





Nguyên liệu





/></figure>


<ul><li>700g thịt gà</li><li>Cà rốt</li><li>Mộc nhĩ</li><li>Nấm hương</li><li>Gia vị: muối, nước mắm, hạt niêm, tiêu…</li></ul>


<!-- wp:heading " level/>

Các bước nấu thịt đông gà





Bước 1: Sơ chế nguyên liệu





  • Thịt gà: Sau khi mua về, bạn hãy xát muối, rửa sạch rồi lọc bỏ bớt phần mỡ ở miếng thịt và chặt thành từng miếng nhỏ. Bạn cũng có thể rút bỏ xương để ninh lấy nước, còn phần thịt thì để nấu thịt đông. Ướp thịt gà với 1 thìa nước mắm, 1 thìa cà phê muối và 1 chút hạt tiêu khoảng từ 15 – 20 phút.
  • Mộc nhĩ, nấm hương: Rửa sạch, ngâm với nước cho nở. Sau đó, cắt chân và thái sợi hoặc khúc vuông. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và tỉa hoa.

Bước 2: Tiến hành nấu thịt đông gà





  • Cho thịt gà đã sơ chế vào nồi, xào khoảng 10 phút cho ngấm gia vị, sau đó cho mộc nhĩ, nấm hương vào, thêm chút muối và hạt tiêu, xào khoảng 5 phút.
  • Đổ nước hoặc nước dùng gà vào nồi gà đã xào, lượng nước ngập mặt thịt. Khi nước sôi, bạn nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
  • Để sẵn một cái chén và để cà rốt đã thái hoa dưới đáy, khi thịt gà chín, múc lên trên, để nguội, bọc lại rồi cho vào tủ lạnh. Hôm sau, bạn có thể thưởng thức món ăn hấp dẫn, lạ miệng này.

Một số lưu ý khi ăn thịt đông





Thịt đông là món ăn hấp dẫn trong những ngày Tết. Tuy nhiên, khi thưởng thức món ăn này, bạn cần lưu ý một số điều sau:





  • Nên ăn thịt đông cùng dưa hành và rau củ để giúp cơ thể tiêu hóa thịt một cách dễ dàng. Bên cạnh dưa hành, bạn cũng nên ăn thêm nhiều rau xanh (các loại rau thơm) để tăng cường vitamin và hạn chế việc nạp quá nhiều chất đạm.
  • Ăn nhiều trái cây như mận, táo… sau khi ăn thịt đông để hạn chế lượng chất béo nạp vào cơ thể.
  • Bạn nên chia nhỏ thịt đông thành từng phần và bảo quản cẩn thận trong ngăn mát tủ lạnh, tránh ôi thiu gây ngộ độc.

Bích Ngân/HELLO BACSI


Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

Mua tủ lạnh cũ, trôi nổi và hàng loạt rủi ro dễ gây cháy nổ nguy hại khôn lường

Mua tủ lạnh cũ là giải pháp giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên việc lựa chọn tủ lạnh cũ cũng khá nhiều rủi ro vì rất có thể nhầm loại kém chất lượng.



Một chiếc tủ lạnh hiện đại sẽ giúp tiết kiệm nhiều thời gian đi chợ hay siêu thị cho các chị em nội trợ. Nhưng đối với một gia đình mà kinh tế không quá dư dả, thì sắm tủ lạnh cũ giá rẻ được xem là một giải pháp “tiện cả đôi đường”. Thông thường, tủ lạnh cũ sẽ giảm giá khoảng một nửa, các dòng có thương hiệu tốt hơn sẽ giảm khoảng 1/3, tùy vào thời gian sử dụng và dung tích tủ.


Tuy nhiên, việc mua tủ lạnh cũ giá rẻ chưa chắc đã lý tưởng như nhiều người nghĩ. Vì thực tế có quá nhiều rủi ro mà người dùng không thể lường trước được, thậm chí có nguy cơ cháy nổ.





Mua Tu Lanh Cu
Tủ lạnh cũ chứa nhiều rũi ro người dùng nên cân nhắc khi mua

Công nghệ lỗi thời, tiêu tốn năng lượng


Với thời gian sử dụng 24/24 liên tục thì tủ lạnh chính là một trong những sản phẩm ngốn điện năng nhiều nhất. So với tủ lạnh mới thì tủ lạnh cũ tiêu tốn điện năng hơn nhiều vì động cơ đã yếu đi sau một thời gian dài sử dụng. Vì vậy, để tạo ra nhiệt độ bảo quản thực phẩm hợp lý thì tủ lạnh cần phải tốn nhiều năng lượng hơn để làm lạnh, nhất là các tủ lạnh có tuổi thọ hơn 10 năm.


Không chỉ vậy, tủ lạnh cũ thường là những dòng tủ lạnh đã lỗi thời nên sẽ không được trang bị các công nghệ hiện đại kèm theo như máy nén Inverter tiết kiệm điện, công nghệ cấp đông mềm, ngăn rau quả tăng vitamin C,….



Tốn chi phí bảo trì, sửa chữa


Có thể nói tủ lạnh cũ tuy rẻ mà không rẻ, chính là vì người dùng mua về với giá rẻ hơn, song lại chi nhiều hơn cho công đoạn sửa chữa, bảo trì. Trải qua thời gian dài sử dụng thì tất nhiên là máy sẽ bị hư hỏng ở một số bộ phận nào đó. Mặt khác, tuổi thọ của tủ lạnh cũ cũng không còn lâu nữa bởi vì có thể phụ tùng của mình đã bị sửa chữa, thay thế… dẫn đến máy móc hoạt động không còn tốt.














Mua phải tủ lạnh cũ kém chất lượng dễ gây chập cháy


Việc mua tủ lạnh vũ nếu không lựa chọn kỹ có thể chọn nhầm loại kém chất lượng sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường vì dễ gây cháy nổ trong quá trình sử dụng. Bởi với tủ lạnh cũ thường sẽ được thợ sửa chữa mông má lại bằng các link kiện không chính hãng. Do đó, nếu vẫn quyết định mua tủ lạnh cũ thì cần phải trang bị nhiều kiến thức cơ bản.


Ngoài ra mua tủ lạnh cũ cần phải mua ở những cửa hàng quen biết hoặc uy tín trên thị trường. Và không nên bỏ qua bước kiểm tra những thông số liên quan đến thời gian đã qua sử dụng của sản phẩm.


Tuyệt đối không mua sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ hoặc mất toàn bộ các thông số để tránh trường hợp tiền mất tật mang.


Ngoài những điều ở trên, khi mua tủ lạnh cũ bạn cũng cần chú ý đến kích thước của tủ lạnh. Nên lựa chọn chiếc tủ có kích thước phù hợp với không gian phòng của gia đình hơn là lựa chọn theo sở thích. Vì nếu phòng nhỏ mà chọn tủ lớn sẽ không vừa và làm cho không gian phòng trở nên chật hẹp. Vì thế với căn bếp nhỏ hẹp, bạn nên chọn chiếc tủ lạnh có thiết kế gọn nhẹ, còn với căn bếp rộng rãi thì tủ lạnh side by side sẽ là một gợi ý không tồi.


(Theo Dân Việt)

Mua tủ lạnh cũ, trôi nổi và hàng loạt rủi ro dễ gây cháy nổ nguy hại khôn lường

Mua tủ lạnh cũ là giải pháp giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên việc lựa chọn tủ lạnh cũ cũng khá nhiều rủi ro vì rất có thể nhầm loại kém chất lượng.



Một chiếc tủ lạnh hiện đại sẽ giúp tiết kiệm nhiều thời gian đi chợ hay siêu thị cho các chị em nội trợ. Nhưng đối với một gia đình mà kinh tế không quá dư dả, thì sắm tủ lạnh cũ giá rẻ được xem là một giải pháp “tiện cả đôi đường”. Thông thường, tủ lạnh cũ sẽ giảm giá khoảng một nửa, các dòng có thương hiệu tốt hơn sẽ giảm khoảng 1/3, tùy vào thời gian sử dụng và dung tích tủ.


Tuy nhiên, việc mua tủ lạnh cũ giá rẻ chưa chắc đã lý tưởng như nhiều người nghĩ. Vì thực tế có quá nhiều rủi ro mà người dùng không thể lường trước được, thậm chí có nguy cơ cháy nổ.





Mua Tu Lanh Cu
Tủ lạnh cũ chứa nhiều rũi ro người dùng nên cân nhắc khi mua

Công nghệ lỗi thời, tiêu tốn năng lượng


Với thời gian sử dụng 24/24 liên tục thì tủ lạnh chính là một trong những sản phẩm ngốn điện năng nhiều nhất. So với tủ lạnh mới thì tủ lạnh cũ tiêu tốn điện năng hơn nhiều vì động cơ đã yếu đi sau một thời gian dài sử dụng. Vì vậy, để tạo ra nhiệt độ bảo quản thực phẩm hợp lý thì tủ lạnh cần phải tốn nhiều năng lượng hơn để làm lạnh, nhất là các tủ lạnh có tuổi thọ hơn 10 năm.


Không chỉ vậy, tủ lạnh cũ thường là những dòng tủ lạnh đã lỗi thời nên sẽ không được trang bị các công nghệ hiện đại kèm theo như máy nén Inverter tiết kiệm điện, công nghệ cấp đông mềm, ngăn rau quả tăng vitamin C,….



Tốn chi phí bảo trì, sửa chữa


Có thể nói tủ lạnh cũ tuy rẻ mà không rẻ, chính là vì người dùng mua về với giá rẻ hơn, song lại chi nhiều hơn cho công đoạn sửa chữa, bảo trì. Trải qua thời gian dài sử dụng thì tất nhiên là máy sẽ bị hư hỏng ở một số bộ phận nào đó. Mặt khác, tuổi thọ của tủ lạnh cũ cũng không còn lâu nữa bởi vì có thể phụ tùng của mình đã bị sửa chữa, thay thế… dẫn đến máy móc hoạt động không còn tốt.














Mua phải tủ lạnh cũ kém chất lượng dễ gây chập cháy


Việc mua tủ lạnh vũ nếu không lựa chọn kỹ có thể chọn nhầm loại kém chất lượng sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường vì dễ gây cháy nổ trong quá trình sử dụng. Bởi với tủ lạnh cũ thường sẽ được thợ sửa chữa mông má lại bằng các link kiện không chính hãng. Do đó, nếu vẫn quyết định mua tủ lạnh cũ thì cần phải trang bị nhiều kiến thức cơ bản.


Ngoài ra mua tủ lạnh cũ cần phải mua ở những cửa hàng quen biết hoặc uy tín trên thị trường. Và không nên bỏ qua bước kiểm tra những thông số liên quan đến thời gian đã qua sử dụng của sản phẩm.


Tuyệt đối không mua sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ hoặc mất toàn bộ các thông số để tránh trường hợp tiền mất tật mang.


Ngoài những điều ở trên, khi mua tủ lạnh cũ bạn cũng cần chú ý đến kích thước của tủ lạnh. Nên lựa chọn chiếc tủ có kích thước phù hợp với không gian phòng của gia đình hơn là lựa chọn theo sở thích. Vì nếu phòng nhỏ mà chọn tủ lớn sẽ không vừa và làm cho không gian phòng trở nên chật hẹp. Vì thế với căn bếp nhỏ hẹp, bạn nên chọn chiếc tủ lạnh có thiết kế gọn nhẹ, còn với căn bếp rộng rãi thì tủ lạnh side by side sẽ là một gợi ý không tồi.


(Theo Dân Việt)

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

Giảm tiền điện tối đa chỉ với 6 chế độ đặc biệt trên điều hòa

Thế nhưng có những chế độ đặc biệt khi dùng điều hòa giúp giảm tiền điện đáng kể mà rất ít người biết. Hãy cùng tìm hiểu ngay hôm nay nhé!



1. Chế độ tiết kiệm điện (Energy Saver Mode)


Chế độ này được dùng để giảm việc tiêu thụ năng lượng của máy điều hòa. Khi nhiệt độ giảm xuống dưới mức nhiệt độ đã được cài đặt, máy nén sẽ tắt và quạt cũng sẽ được tắt để tiết kiệm năng lượng tiêu thụ. Tuy chế độ này giúp tiết kiệm điện tốt nhưng một số ít người dùng lại không thích vì máy điều hòa cứ bật, tắt liên tục.



2. Hẹn giờ tắt máy


Nút hẹn giờ trên điều khiển từ xa rất hữu dụng. Hãy sử dụng chế độ hẹn giờ của máy điều hòa để lựa chọn thời gian tắt, nhất là vào ban đêm. Hẹn giờ không chỉ đảm bảo bạn vừa có giấc ngủ thật ngon, không bị lạnh về đêm, mà còn có thể tiết kiệm điện rất hiệu quả.





Kinh Nghiem Tiet Kiem Dien Khi Su Dung May Dieu Hoa
Ảnh minh họa.







3. Cài đặt chế độ quạt (Fan)


Nhìn vào điều khiển điều hòa bạn sẽ thấy 1 biểu tượng giống hình chiếc quạt 4 cánh và chữ Fan bên cạnh. Đây chính là nút để điều chỉnh gió. Có các tốc độ quạt khác nhau gồm: Auto, Low, Medium, High (hoặc với một số điều khiển nó sẽ có biểu hiện lần lượt là 1 chấm, 3 chấm, 5 chấm).







Để tiết kiệm điện, hãy dùng chế độ quạt ở mức thấp nhất (Low), đồng thời dùng thêm quạt trần hoặc một chiếc quạt nhỏ để khí mát được lan tỏa ra khắp căn phòng mà điều hòa không cần phải hoạt động hết công suất.



4. Chống thoát nhiệt qua khe hở


Khi bật điều hòa, nếu căn phòng nhà bạn có khe hở, sẽ không thể mát nhanh và dễ bị thất thoát không khí lạnh ra ngoài. Nếu điều hoà mới còn có thể làm mát nhanh, nhưng các loại máy cũ đã sử dụng lâu, việc không khí lạnh bị lọt ra ngoài từ kẽ hở sẽ khiến máy luôn hoạt động công suất cao.

Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách ra bên ngoài đặt tay vào cửa sổ, các kẽ hở của cửa ra vào. Nếu tay thấy mát thì chắc chắn không khí trong nhà lọt ra ngoài. Vì vậy, bạn có thể bịt kín các kẽ hở bằng keo hoặc nhờ thợ vào kiểm tra, xử lý.

Rèm cũng có tác dụng rất lớn trong việc giảm nhiệt độ của căn phòng. Hiện có các loại rèm lớp cản nắng. Rèm giúp ngăn chặn ánh nắng chiếu trực tiếp vào phòng, làm tăng nhiệt độ, đồng thời cũng ngăn cách cửa sổ tránh không khí trong nhà thất thoát ra ngoài.



5. Chế độ ngủ ban đêm (Sleep hoặc Night)


Chế độ sleep được cho là giúp tiết kiệm điện cực tốt. Nguyên nhân là vì khi sử dụng nút này, nhiệt độ trong phòng sau mỗi giờ tăng thêm một độ C rồi giữ nguyên, vào ban đêm sự trao đổi chất trong cơ thể con người giảm và do đó yêu cầu làm mát cũng giảm. Khi máy lạnh tăng nhiệt độ thì công suất hoạt động sẽ thấp và ít tốn điện hơn.



6. Chế độ cảm biến chuyển động (Intelligent Eye)


Đây là một bộ cảm biến hồng ngoại có khả năng dò tìm được chuyển động của người trong phòng, khi không thấy hoạt động nào, máy lạnh sẽ tự động tăng nhiệt độ lên 2 độ C và tiết kiệm năng lượng lên đến 20%. Chế độ này sẽ rất hữu ích vào ban đêm khi con người đã ngủ say, giúp giảm tiền điện hiệu quả.



(Theo Khỏe & Đẹp)

Giảm tiền điện tối đa chỉ với 6 chế độ đặc biệt trên điều hòa

Thế nhưng có những chế độ đặc biệt khi dùng điều hòa giúp giảm tiền điện đáng kể mà rất ít người biết. Hãy cùng tìm hiểu ngay hôm nay nhé!



1. Chế độ tiết kiệm điện (Energy Saver Mode)


Chế độ này được dùng để giảm việc tiêu thụ năng lượng của máy điều hòa. Khi nhiệt độ giảm xuống dưới mức nhiệt độ đã được cài đặt, máy nén sẽ tắt và quạt cũng sẽ được tắt để tiết kiệm năng lượng tiêu thụ. Tuy chế độ này giúp tiết kiệm điện tốt nhưng một số ít người dùng lại không thích vì máy điều hòa cứ bật, tắt liên tục.



2. Hẹn giờ tắt máy


Nút hẹn giờ trên điều khiển từ xa rất hữu dụng. Hãy sử dụng chế độ hẹn giờ của máy điều hòa để lựa chọn thời gian tắt, nhất là vào ban đêm. Hẹn giờ không chỉ đảm bảo bạn vừa có giấc ngủ thật ngon, không bị lạnh về đêm, mà còn có thể tiết kiệm điện rất hiệu quả.





Kinh Nghiem Tiet Kiem Dien Khi Su Dung May Dieu Hoa
Ảnh minh họa.







3. Cài đặt chế độ quạt (Fan)


Nhìn vào điều khiển điều hòa bạn sẽ thấy 1 biểu tượng giống hình chiếc quạt 4 cánh và chữ Fan bên cạnh. Đây chính là nút để điều chỉnh gió. Có các tốc độ quạt khác nhau gồm: Auto, Low, Medium, High (hoặc với một số điều khiển nó sẽ có biểu hiện lần lượt là 1 chấm, 3 chấm, 5 chấm).







Để tiết kiệm điện, hãy dùng chế độ quạt ở mức thấp nhất (Low), đồng thời dùng thêm quạt trần hoặc một chiếc quạt nhỏ để khí mát được lan tỏa ra khắp căn phòng mà điều hòa không cần phải hoạt động hết công suất.



4. Chống thoát nhiệt qua khe hở


Khi bật điều hòa, nếu căn phòng nhà bạn có khe hở, sẽ không thể mát nhanh và dễ bị thất thoát không khí lạnh ra ngoài. Nếu điều hoà mới còn có thể làm mát nhanh, nhưng các loại máy cũ đã sử dụng lâu, việc không khí lạnh bị lọt ra ngoài từ kẽ hở sẽ khiến máy luôn hoạt động công suất cao.

Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách ra bên ngoài đặt tay vào cửa sổ, các kẽ hở của cửa ra vào. Nếu tay thấy mát thì chắc chắn không khí trong nhà lọt ra ngoài. Vì vậy, bạn có thể bịt kín các kẽ hở bằng keo hoặc nhờ thợ vào kiểm tra, xử lý.

Rèm cũng có tác dụng rất lớn trong việc giảm nhiệt độ của căn phòng. Hiện có các loại rèm lớp cản nắng. Rèm giúp ngăn chặn ánh nắng chiếu trực tiếp vào phòng, làm tăng nhiệt độ, đồng thời cũng ngăn cách cửa sổ tránh không khí trong nhà thất thoát ra ngoài.



5. Chế độ ngủ ban đêm (Sleep hoặc Night)


Chế độ sleep được cho là giúp tiết kiệm điện cực tốt. Nguyên nhân là vì khi sử dụng nút này, nhiệt độ trong phòng sau mỗi giờ tăng thêm một độ C rồi giữ nguyên, vào ban đêm sự trao đổi chất trong cơ thể con người giảm và do đó yêu cầu làm mát cũng giảm. Khi máy lạnh tăng nhiệt độ thì công suất hoạt động sẽ thấp và ít tốn điện hơn.



6. Chế độ cảm biến chuyển động (Intelligent Eye)


Đây là một bộ cảm biến hồng ngoại có khả năng dò tìm được chuyển động của người trong phòng, khi không thấy hoạt động nào, máy lạnh sẽ tự động tăng nhiệt độ lên 2 độ C và tiết kiệm năng lượng lên đến 20%. Chế độ này sẽ rất hữu ích vào ban đêm khi con người đã ngủ say, giúp giảm tiền điện hiệu quả.



(Theo Khỏe & Đẹp)

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Ăn đồ nướng chuẩn vị Hàn Quốc nhờ công thức siêu đơn giản sau

Còn gì tuyệt vời hơn khi chúng ta được quay quần bên người thân, bạn bè, cùng nhau nướng thịt, cụng ly, hỏi han và chia sẻ cho nhau những câu chuyện trong cuộc sống




Ở nhiều quốc gia trên thế giới thịt nướng từ lâu đã trở thành một món ăn quen thuộc, nhưng trên thực tế mỗi lần nhắc tới thịt nướng, chúng ta không thể nào bỏ qua thịt nướng kiểu Hàn Quốc. Ở đất nước này, mỗi khi có chuyện vui buồn hay cần tâm sự giãi bày, có thể nói thịt nướng là lựa chọn đầu tiên của người dân nơi đây.

Trong tiếng Hàn, món ăn này có tên là Gogigui, được ghép bởi hai từ có nghĩa là "thịt" và "nướng lên", hầu như bất cứ người dân Hàn Quốc nào cũng từng ăn hoặc biết đến thịt nướng. Điều này cũng là điều dễ hiểu vì khí hậu lạnh khắc nghiệt nơi đây khiến ẩm thực Hàn cũng thiên về các món nướng, lẩu nóng sốt. Trong khi đó thịt nướng lại là món vừa không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị, vừa dễ làm, dễ biến tấu theo ý thích và cũng khá hợp lý nếu bạn muốn ngồi tâm sự lai rai.

Khác với các món nướng BBQ của châu Âu, hình thức được diễn ra tại các bãi biển hay các quán ăn sang trọng, thịt nướng Hàn Quốc được gắn liền với hình ảnh của các quán nhậu ven đường. Món ăn này có một đặc điểm rất thú vị đó là cho dù bạn có thể nướng thịt trên bếp lòvỉ nướng hay chảo gang, dù dùng ga hay dùng than, thì chung quy lại, điểm chung là lò nướng luôn được đặt ở giữa,  theo đó các thực khách sẽ quây quần xung quanh tạo cảm giác rất ấm cúng và tình cảm.
Cach Nau Mon An Chuan Vi Han

Trong danh sách các món nướng kiểu Hàn, một món ăn đơn giản và được ưa chuộng nhất chính là thịt ba chỉ. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi loại thịt này giá thành vừa rẻ hơn so với thịt bò hay gà, khi nướng lên lại có cả nạc và mỡ, thịt sẽ không bị khô, cháy.  Bên cạnh đó, người dùng có thể ướp thịt với các loại gia vị trước khi nướng, hoặc đơn giản hơn là chọn một miếng thịt ba chỉ thật tươi ngon, thái mỏng, nếu không thích có thể thái miếng hơi dày, nướng cháy cạnh lên rồi  rồi chấm vào nước sốt đậm đà là tuyệt vời nhất.

Mỗi khi có chuyện vui buồn hay cần tâm sự giãi bày, người Hàn Quốc thường tìm đến thịt nướng là lựa chọn đầu tiên. Theo thời gian, phong cách thịt nướng Hàn Quốc này cũng du nhập vào Việt Nam và một số nước khác, món ăn thú vị này khiến các nhà hàng, quán ăn phục vụ món thịt nướng kiểu Hàn từ bình dân cho đến sang trọng đều rất hút khách.



Nhân vật bếp: Anh Thế Phương

HIện đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài

Là một người có đam mê nấu ăn, hôm nay anh Thế Phương sẽ giới thiệu món ba chỉ nướng Hàn Quốc chuẩn vị để mọi người cùng tham khảo.



Và chẳng cần phải đến tận đất nước Hàn Quốc xa xôi, cũng chẳng cần tốn tiền ra quán, bạn cũng có thể nhâm nhi món thịt nướng Hàn Quốc chuẩn vị nhờ công thức đơn giản sau:

Chẳng cần sang Hàn Quốc vẫn có thể ăn đồ nướng chuẩn vị nhờ công thức siêu đơn giản sau - Ảnh 4.


Thịt ba chỉ nướng Hàn Quốc:

Khẩu phần: 2-4 người

Thời gian chuẩn bị 20 phút

Nguyên liệu:

- Thịt ba chỉ 1kg

- Rau xà lách 4 bó

- Các loại rau củ mà bạn thích, ví dụ: nấm, dưa leo, ớt đà lạt, Kimchi là một lựa chọn tuyệt vời

A. Salad Hành Lá (Pajeori)

- Hành lá 4-5 cây

- Mè rang 15g

- Dầu mè 20ml

- Đường 20g

- Nước tương 60ml

- Bột ớt Hàn Quốc tùy theo khẩu vị của bạn (có thể không cho vào)

Chẳng cần sang Hàn Quốc vẫn có thể ăn đồ nướng chuẩn vị nhờ công thức siêu đơn giản sau - Ảnh 5.



Chẳng cần sang Hàn Quốc vẫn có thể ăn đồ nướng chuẩn vị nhờ công thức siêu đơn giản sau - Ảnh 6.


B. Sốt Ssamjang

- Tương ớt Gochujang 50g

- Mè rang 15g

- Dầu mè 15ml

- Đường 20g

- Tương đậu Doenjang 100g

- Tỏi băm 1 tép

- Hành lá 1 nhánh

Cách làm:

- Đầu tiên chúng ta chuẩn bị Salad Hành Lá (Pajeori) trước nhé. Xắt hành lá theo chiều dài cho thật mỏng, sau đó ngâm vô nước ít 5 phút để làm dịu đi mùi hăng của hành.

- Trộn nước tương, dầu mè, mè rang, đường và bột ớt Hàn Quốc (tùy thích) vào tô và trộn đều. Sau 5 phút, ta vớt hành lá ra để ráo, sau đó rưới nước sốt lên hành lá, trộn đều, bọc lại và để trong tủ lạnh tới khi dùng.

Chẳng cần sang Hàn Quốc vẫn có thể ăn đồ nướng chuẩn vị nhờ công thức siêu đơn giản sau - Ảnh 7.


- Để làm sốt Ssamjang chỉ cần trộn tất cả nguyên liệu lại là xong rồi. Để sang một bên tới khi dùng.

- Cắt thịt heo ba chỉ thành những đoạn dài, bạn có thể loại bỏ phần da nếu thích.

- Bắt đầu nướng thịt thôi. Bắc vỉ nướng/chảo lên trên bếp ga, đợi vỉ nướng/chảo nóng rưới một chút dầu mè lên. Sau đó cho thịt heo lên và bắt đầu nướng.

Chẳng cần sang Hàn Quốc vẫn có thể ăn đồ nướng chuẩn vị nhờ công thức siêu đơn giản sau - Ảnh 8.


- Nướng thịt một mắt trước, lưu ý là đừng di chuyển thịt quá nhiều, khi đó thịt sẽ có màu cháy xém bắt mắt và giòn hơn. Khi một mặt thịt đã vàng giòn, ta lật và nướng tiếp mặt còn lại. Khi mặt còn lại giòn, ta dùng kéo cắt nhỏ miếng thịt ra và tiếp tục nướng cho tới khi thịt chín hoàn toàn.

Chẳng cần sang Hàn Quốc vẫn có thể ăn đồ nướng chuẩn vị nhờ công thức siêu đơn giản sau - Ảnh 9.


- Khi thịt chín hoàn toàn, bạn cho thịt lên một miếng salad, cho vào một chút sốt Ssamjang, một chút Salad Hành Lá, dưa leo, kimchi gói lại cẩn thận vào rồi thưởng thức thôi!

Chẳng cần sang Hàn Quốc vẫn có thể ăn đồ nướng chuẩn vị nhờ công thức siêu đơn giản sau - Ảnh 10.