Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2019

Món ngon mỗi ngày chỉ bằng nồi cơm điện: Canh sườn non bí đao thơm ngon, đẹp mắt

Mâm cỗ ngày Rằm có thể tùy biến theo khẩu vị của gia đình, chủ yếu là tấm lòng tháng kinh dâng lên tổ tiên. Canh sườn non bí đam thơm ngon, đẹp mắt là một gợi ý không hề tồi.









Canh sườn non bí đao thơm ngon, đẹp mắt

Nguyên liệu cần chuẩn bị





- 400g bí đao





- 2 dải sườn chặt miếng vừa ăn





- 3-4 quả táo tàu (chà là)





- 1 thìa cafe tôm khô





- Hành tây, rau mùi thái nhỏ





- 1 miếng gừng đập dập





- 1 nhúm muối





    

Cách làm canh sườn non bí đao thơm ngon, đẹp mắt





- Bước 1: Sườn non rửa sạch và đun sôi với nước trong 1-2 phút. Vớt ra ngoài, rửa cho sạch bẩn và mùi hôi





- Bước 2: Bí đao bỏ ruột, gọt vỏ và thái miếng dày khoảng 1cm





- Bước 3: Cho táo tàu, tôm khô, gừng đập dập, xương sườn và bí đao với lượng nước vừa đủ vào nồi áp suất. Nếu không có nồi áp suất bạn có thể sử dụng nồi cơm điện.





- Bước 4: Sau khi sôi, ninh tiếp trong 15 phút cho đến khi xương sườn và bí đao mềm. Thêm chút muối trước khi ăn.





Cuối cùng, tắt bếp, múc ra bát rồi rắc hành và rau mùi lên.





Chúc bạn thực hiện thành công!





Quỳnh Chi

Món ngon mỗi ngày chỉ bằng nồi cơm điện: Canh sườn non bí đao thơm ngon, đẹp mắt

Mâm cỗ ngày Rằm có thể tùy biến theo khẩu vị của gia đình, chủ yếu là tấm lòng tháng kinh dâng lên tổ tiên. Canh sườn non bí đam thơm ngon, đẹp mắt là một gợi ý không hề tồi.









Canh sườn non bí đao thơm ngon, đẹp mắt

Nguyên liệu cần chuẩn bị





- 400g bí đao





- 2 dải sườn chặt miếng vừa ăn





- 3-4 quả táo tàu (chà là)





- 1 thìa cafe tôm khô





- Hành tây, rau mùi thái nhỏ





- 1 miếng gừng đập dập





- 1 nhúm muối





    

Cách làm canh sườn non bí đao thơm ngon, đẹp mắt





- Bước 1: Sườn non rửa sạch và đun sôi với nước trong 1-2 phút. Vớt ra ngoài, rửa cho sạch bẩn và mùi hôi





- Bước 2: Bí đao bỏ ruột, gọt vỏ và thái miếng dày khoảng 1cm





- Bước 3: Cho táo tàu, tôm khô, gừng đập dập, xương sườn và bí đao với lượng nước vừa đủ vào nồi áp suất. Nếu không có nồi áp suất bạn có thể sử dụng nồi cơm điện.





- Bước 4: Sau khi sôi, ninh tiếp trong 15 phút cho đến khi xương sườn và bí đao mềm. Thêm chút muối trước khi ăn.





Cuối cùng, tắt bếp, múc ra bát rồi rắc hành và rau mùi lên.





Chúc bạn thực hiện thành công!





Quỳnh Chi

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Cách làm hương vị bánh khúc xưa thơm ngon bằng nồi cơm điện

Ăn bánh khi còn nóng là thơm ngon nhất. Lúc này, lớp gạo nếp bao ngoài bánh dẻo như xôi. Vỏ bánh màu xanh nâu, vừa mềm vừa dai, hòa quyện cùng mùi thơm của rau khúc, vị bùi của đỗ, vị ngậy của thịt, thoáng hơi ấm nóng của hạt tiêu, giòn giòn của mộc nhĩ.





Cách làm hương vị bánh khúc xưa thơm ngon bằng nồi cơm điện




Hồi bé, mỗi độ cuối đông đầu xuân, mấy chị em tôi thường ra đồng, hái những khóm khúc non về làm bánh. Thời điểm này, trời thường mưa phùn lâm thâm, se se lạnh. Cánh đồng làng hun hút heo may. Các thửa ruộng đang nằm nghỉ ngơi phơi ải. Những hạt khúc nằm trong lòng đất suốt một năm, gặp mưa xuân vươn lên mạnh mẽ, đâm chồi nảy lộc, thành những bụi khúc non mơn mởn khắp ruộng đồng. Từ xa đã nhìn thấy một màu trắng bạc phủ khắp nơi.

Cây rau khúc nhỏ bé, nên mất cả buổi chúng tôi mới hái được một rổ, đủ để làm một chõ bánh khúc to cho cả nhà gần chục người ăn. Có lá khúc rồi, dưới sự chỉ huy của chị trưởng nữ, lũ em út chúng tôi cứ náo loạn hết cả lên, nào ngâm gạo, ngâm đỗ, đãi đỗ, rồi xay bột, rửa rau, giã rau, trộn bột, rồi thái thịt làm nhân, nặn nhân, nặn bánh, rồi xếp bánh, xếp gạo vào cái chõ đất nung, nổi lửa đồ như đồ xôi trong khoảng 30 - 40 phút.

Hì hụi cả buổi (hồi ấy, các thiết bị nhà bếp không được như bây giờ, nên mỗi lần làm bánh khúc mất rất nhiều thời gian), rồi cũng đến lúc chõ bánh khúc nóng hổi, thơm lừng được dỡ, chia ra từng bát cho mọi người thưởng thức.

Ăn bánh khi còn nóng là thơm ngon nhất. Lúc này, lớp gạo nếp bao ngoài bánh dẻo như xôi. Vỏ bánh màu xanh nâu, vừa mềm vừa dai, hòa quyện cùng mùi thơm của rau khúc, vị bùi của đỗ, vị ngậy của thịt, thoáng hơi ấm nóng của hạt tiêu, giòn giòn của mộc nhĩ.

Trong cái thơm ngậy đó, mùi lá khúc vẫn nổi trội hơn cả, gây ấn tượng mạnh mẽ. Chẳng hiểu do ngày xưa đó ít đồ ăn, hay do xôi khúc quá ngon, mà sau mấy chục năm, tôi vẫn nhớ hương vị của loại bánh khúc đặc biệt do mấy chị em tự tay làm…

Giờ đây, bánh khúc vẫn được bán tại nhiều nơi, nhưng nguyên liệu làm bánh có nhiều thay đổi. Phần vỏ bánh hầu như không có lá khúc, mà chỉ là bột gạo nếp và gạo tẻ trộn lẫn. Phần nhân bánh, đậu xanh không được giã mịn mà chỉ xát vỏ, ngâm qua nước nóng cho bở tơi trong nhân khi đồ. Vì vậy, thi thoảng ăn cái gọi là bánh khúc cho bữa sáng, tôi vẫn thèm, vẫn nhớ hương vị của loại bánh làm từ lá khúc năm xưa…

Hôm rồi, gia đình có việc về quê. Đúng mùa rau khúc, tôi và đứa cháu gái ra đồng, hái được một túi đầy mang về Hà Nội. Ngày hôm sau là chủ nhật, một mình xoay xở, cuối cùng, tôi cũng có được một mẻ xôi khúc thơm ngon. Chỉ tiếc là, do không có chõ đồ xôi mà đồ bằng nồi cơm điện nên số lượng bánh không nhiều để mời mọi người cùng thưởng thức.

Mấy chục năm, tôi vẫn nhớ da diết cái không khí năm nào. Nhớ cánh đồng trải dài, hun hút heo may, giăng giăng mưa bụi, trắng bạc màu rau khúc. Nhớ không khí vui vẻ, nhộn nhịp, đầm ấm của cả nhà mỗi khi làm bánh. Nhớ dáng hình chị cả tôi tảo tần, hết mực thương yêu cha mẹ, anh em. Tôi ước, có một ngày được tự tay làm bánh khúc thắp hương cha mẹ và chị. Và nhất định, tôi sẽ thực hiện vào mùa lá khúc năm sau.





HÀ MƠ

Cách làm hương vị bánh khúc xưa thơm ngon bằng nồi cơm điện

Ăn bánh khi còn nóng là thơm ngon nhất. Lúc này, lớp gạo nếp bao ngoài bánh dẻo như xôi. Vỏ bánh màu xanh nâu, vừa mềm vừa dai, hòa quyện cùng mùi thơm của rau khúc, vị bùi của đỗ, vị ngậy của thịt, thoáng hơi ấm nóng của hạt tiêu, giòn giòn của mộc nhĩ.





Cách làm hương vị bánh khúc xưa thơm ngon bằng nồi cơm điện




Hồi bé, mỗi độ cuối đông đầu xuân, mấy chị em tôi thường ra đồng, hái những khóm khúc non về làm bánh. Thời điểm này, trời thường mưa phùn lâm thâm, se se lạnh. Cánh đồng làng hun hút heo may. Các thửa ruộng đang nằm nghỉ ngơi phơi ải. Những hạt khúc nằm trong lòng đất suốt một năm, gặp mưa xuân vươn lên mạnh mẽ, đâm chồi nảy lộc, thành những bụi khúc non mơn mởn khắp ruộng đồng. Từ xa đã nhìn thấy một màu trắng bạc phủ khắp nơi.

Cây rau khúc nhỏ bé, nên mất cả buổi chúng tôi mới hái được một rổ, đủ để làm một chõ bánh khúc to cho cả nhà gần chục người ăn. Có lá khúc rồi, dưới sự chỉ huy của chị trưởng nữ, lũ em út chúng tôi cứ náo loạn hết cả lên, nào ngâm gạo, ngâm đỗ, đãi đỗ, rồi xay bột, rửa rau, giã rau, trộn bột, rồi thái thịt làm nhân, nặn nhân, nặn bánh, rồi xếp bánh, xếp gạo vào cái chõ đất nung, nổi lửa đồ như đồ xôi trong khoảng 30 - 40 phút.

Hì hụi cả buổi (hồi ấy, các thiết bị nhà bếp không được như bây giờ, nên mỗi lần làm bánh khúc mất rất nhiều thời gian), rồi cũng đến lúc chõ bánh khúc nóng hổi, thơm lừng được dỡ, chia ra từng bát cho mọi người thưởng thức.

Ăn bánh khi còn nóng là thơm ngon nhất. Lúc này, lớp gạo nếp bao ngoài bánh dẻo như xôi. Vỏ bánh màu xanh nâu, vừa mềm vừa dai, hòa quyện cùng mùi thơm của rau khúc, vị bùi của đỗ, vị ngậy của thịt, thoáng hơi ấm nóng của hạt tiêu, giòn giòn của mộc nhĩ.

Trong cái thơm ngậy đó, mùi lá khúc vẫn nổi trội hơn cả, gây ấn tượng mạnh mẽ. Chẳng hiểu do ngày xưa đó ít đồ ăn, hay do xôi khúc quá ngon, mà sau mấy chục năm, tôi vẫn nhớ hương vị của loại bánh khúc đặc biệt do mấy chị em tự tay làm…

Giờ đây, bánh khúc vẫn được bán tại nhiều nơi, nhưng nguyên liệu làm bánh có nhiều thay đổi. Phần vỏ bánh hầu như không có lá khúc, mà chỉ là bột gạo nếp và gạo tẻ trộn lẫn. Phần nhân bánh, đậu xanh không được giã mịn mà chỉ xát vỏ, ngâm qua nước nóng cho bở tơi trong nhân khi đồ. Vì vậy, thi thoảng ăn cái gọi là bánh khúc cho bữa sáng, tôi vẫn thèm, vẫn nhớ hương vị của loại bánh làm từ lá khúc năm xưa…

Hôm rồi, gia đình có việc về quê. Đúng mùa rau khúc, tôi và đứa cháu gái ra đồng, hái được một túi đầy mang về Hà Nội. Ngày hôm sau là chủ nhật, một mình xoay xở, cuối cùng, tôi cũng có được một mẻ xôi khúc thơm ngon. Chỉ tiếc là, do không có chõ đồ xôi mà đồ bằng nồi cơm điện nên số lượng bánh không nhiều để mời mọi người cùng thưởng thức.

Mấy chục năm, tôi vẫn nhớ da diết cái không khí năm nào. Nhớ cánh đồng trải dài, hun hút heo may, giăng giăng mưa bụi, trắng bạc màu rau khúc. Nhớ không khí vui vẻ, nhộn nhịp, đầm ấm của cả nhà mỗi khi làm bánh. Nhớ dáng hình chị cả tôi tảo tần, hết mực thương yêu cha mẹ, anh em. Tôi ước, có một ngày được tự tay làm bánh khúc thắp hương cha mẹ và chị. Và nhất định, tôi sẽ thực hiện vào mùa lá khúc năm sau.





HÀ MƠ

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

Giảm hóa đơn điện cho thiết bị điện và thiết bị bếp

Trong cuộc sống hiện đại, các thiết bị điệnthiết bị bếp ngày càng nhiều và “ngốn” khá nhiều điện. Phải làm thế nào để tiết kiệm điện?









Giảm hóa đơn điện cho thiết bị điện và thiết bị bếp

KS Nguyễn Văn Hùng, Công ty TNHH Điện lạnh Ánh Sao (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, thứ nhất, nên chọn mua các sản phẩm có dán nhãn tiết kiệm năng lượng hoặc sử dụng công nghệ biến tần (inverter). Giá thành tuy đắt hơn một chút, nhưng những sản phẩm này lại giúp tiết kiệm điện lâu dài, hơn thế chúng đem lại chất lượng tốt, ví dụ, tủ lạnh biến tần giúp bảo quản thực phẩm ổn định hơn…





Thứ hai chọn đúng công suất, dung tích phù hợp. Ví dụ, với nồi cơm điện, nếu gia đình bạn có 2- 4 người thì nên chọn loại nồi có dung tích 1 – 1,5 lít và công suất 450 – 600W, nếu gia đình bạn có 3 – 6 người thì chọn nồi có dung tích từ 1,5 – 1,8l, công suất từ 650 – 850W là hợp lý nhất; tránh nhà ít người mà lại chọn nồi có công suất và dung tích lớn gây lãng phí.





Thứ ba, là học cách sử dụng đúng cách, ví dụ với bàn là, nên gom quần áo để là chung một lần, sau khi ngắt điện bàn là, còn có thể là thêm được 2 bộ quần áo mỏng nữa vì nhiệt độ bàn là giảm chậm...





Thứ 4, nhớ vệ sinh các thiết bị, đây cũng là cách giúp tiết kiệm điện. Ví dụ, với bóng đèn, nếu để bụi, đèn có thể giảm từ 10% - 20% độ sáng.

Giảm hóa đơn điện cho thiết bị điện và thiết bị bếp

Trong cuộc sống hiện đại, các thiết bị điệnthiết bị bếp ngày càng nhiều và “ngốn” khá nhiều điện. Phải làm thế nào để tiết kiệm điện?









Giảm hóa đơn điện cho thiết bị điện và thiết bị bếp

KS Nguyễn Văn Hùng, Công ty TNHH Điện lạnh Ánh Sao (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, thứ nhất, nên chọn mua các sản phẩm có dán nhãn tiết kiệm năng lượng hoặc sử dụng công nghệ biến tần (inverter). Giá thành tuy đắt hơn một chút, nhưng những sản phẩm này lại giúp tiết kiệm điện lâu dài, hơn thế chúng đem lại chất lượng tốt, ví dụ, tủ lạnh biến tần giúp bảo quản thực phẩm ổn định hơn…





Thứ hai chọn đúng công suất, dung tích phù hợp. Ví dụ, với nồi cơm điện, nếu gia đình bạn có 2- 4 người thì nên chọn loại nồi có dung tích 1 – 1,5 lít và công suất 450 – 600W, nếu gia đình bạn có 3 – 6 người thì chọn nồi có dung tích từ 1,5 – 1,8l, công suất từ 650 – 850W là hợp lý nhất; tránh nhà ít người mà lại chọn nồi có công suất và dung tích lớn gây lãng phí.





Thứ ba, là học cách sử dụng đúng cách, ví dụ với bàn là, nên gom quần áo để là chung một lần, sau khi ngắt điện bàn là, còn có thể là thêm được 2 bộ quần áo mỏng nữa vì nhiệt độ bàn là giảm chậm...





Thứ 4, nhớ vệ sinh các thiết bị, đây cũng là cách giúp tiết kiệm điện. Ví dụ, với bóng đèn, nếu để bụi, đèn có thể giảm từ 10% - 20% độ sáng.

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019

Máy tạo độ ẩm sử dụng thế nào để tốt cho sức khỏe

Vào những ngày hanh khô hay máy lạnh khiến độ ẩm trong phòng giảm, máy tạo độ ẩm sẽ là cứu tinh giúp bạn bảo vệ làn da mềm mại và sức khỏe hệ hô hấp. Bạn có biết cách chọn loại máy tạo độ ẩm phù hợp nhất cho mình? 




Máy tạo độ ẩm giúp bạn bổ sung độ ẩm cho không khí để tránh tình trạng da khô và bị kích ứng nên có thể rất hiệu quả trong việc điều trị khô da, mũi, họng và môi. Loại máy này cũng có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng do cúm hoặc cảm lạnh thông thường.

Tuy nhiên, thói quen sử dụng máy tạo độ ẩm có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề hô hấp. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu các loại máy tạo độ ẩm không khí, công dụng và cách dùng ra sao nhé!

Các loại máy tạo độ ẩm


Máy tạo độ ẩm không khí rất đa dạng về mẫu mã và mỗi loại máy đều có cách hoạt động khác nhau.

• Máy tạo độ ẩm phun sương (máy phun sương tạo độ ẩm): Máy phun sương tạo độ ẩm dùng quạt để thổi hơi nước đi qua một bộ lọc rồi khuếch tán vào không khí. Loại máy này tuy giá cả phải chăng nhưng lại có thể phát tán quá nhiều độ ẩm vào không khí, làm tăng khả năng phát triển nấm mốc ảnh hưởng tới người bệnh hen suyễn.

• Máy tạo độ ẩm cánh quạt: Máy tạo độ ẩm cánh quạt hoạt động với sự trợ giúp của các đĩa quay chạy ở tốc độ cao để khuếch tán hơi nước. Đây là loại máy thân thiện với trẻ em nhất vì máy tạo ra hơi ẩm mát mẻ, tránh nguy cơ bị bỏng cho bé. Tuy nhiên, máy tạo độ ẩm cánh quạt có khả năng gây khó thở cho những người bị dị ứng và hen suyễn nếu sử dụng quá mức.

• Máy tạo độ ẩm hơi nước: Máy tạo độ ẩm hơi nước dùng điện làm nóng nước để tạo hơi nước. Sau đó hơi nước được làm mát trước khi khuếch tán vào không khí. Do cơ chế hoạt động này, máy tạo độ ẩm hơi nước có thể gây bỏng và không an toàn cho trẻ em.

• Máy tạo độ ẩm siêu âm: Máy tạo độ ẩm siêu âm tạo ra hơi ẩm mát bằng cách rung sóng siêu âm. Loại máy này cũng cho phép bạn điều chỉnh nhiệt độ của hơi nước nếu muốn. Đây có thể là một lựa chọn thích hợp nếu nhà bạn có trẻ em.

Tác dụng của máy tạo độ ẩm


May Tao Do Am Tot Cho Suc Khoe

Khi thấy không khí xung quanh quá khô khiến da và mũi khó chịu, bạn có thể bật máy tạo độ ẩm lên để tận hưởng các lợi ích sau.

1. Máy tạo độ ẩm giúp ngừa cúm


Một nghiên cứu cho rằng máy tạo độ ẩm có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh cúm. Sau khi đưa virus cúm vào không khí, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng không khí có độ ẩm trên 40% đã ngăn chặn hoạt động của virus nhanh chóng. Điều này sẽ khiến virus ít có khả năng lây nhiễm hơn, từ đó giúp bạn ngăn ngừa bệnh cúm.

2. Máy tạo độ ẩm giúp loại bỏ đờm


Không khí khô có thể khiến bạn ho khan mà không đẩy được đờm dính trong cổ ra ngoài. Bạn có thể thêm độ ẩm vào không khí để làm ẩm hệ hô hấp, từ đó đẩy đờm ra ngoài dễ dàng hơn khi ho.

3. Máy tạo độ ẩm giúp giảm ngáy


Tình trạng tăng độ ẩm trong không khí cũng có thể giúp bạn giảm ngáy khi ngủ. Nếu không khí khô, đường thở của bạn thường không đủ ẩm và điều này có thể làm cho chứng ngáy nặng hơn. Vậy nên, bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm không khí vào ban đêm để giảm ngáy.

4. Máy tạo độ ẩm giữ ẩm cho da và tóc


Da, môi và tóc thường trở nên khô và dễ tổn thương hơn khi trời lạnh. Không khí lạnh sẽ khiến da dễ khô, ngứa và tróc vẩy. Bạn có thể tăng thêm độ ẩm cho không khí trong nhà để cải thiện tình trạng da khô và nứt nẻ.

5. Máy tạo độ ẩm giảm dị ứng và hen suyễn


Sử dụng máy tạo độ ẩm đúng cách cũng có thể giúp bạn giảm các triệu chứng dị ứng và hen suyễn rất tốt. Vậy nên, bạn có thể cân nhắc dùng loại máy này nếu thấy xoang hay đường thở bị khô.


Máy tạo độ ẩm có thể thêm hơi nước cho không khí rất tốt nhưng cũng mang đến một số tác dụng phụ nếu bạn dùng không đúng cách.


Các tác dụng phụ của máy tạo độ ẩm có thể kể đến như:

• Máy tạo độ ẩm có thể chứa vi khuẩn: Máy tạo độ ẩm biến nước thành hơi ẩm trong không khí bạn hít thở. Nếu lượng nước trong thiết bị bẩn, hơi ẩm máy khuếch tán cũng sẽ bị bẩn. Hơn nữa, khoang chứa nước tối và ẩm nên là môi trường dễ tích tụ vi khuẩn. Thế nhưng, bạn có thể vệ sinh máy thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ này.

Bạn lưu ý luôn vệ sinh máy tạo độ ẩm kỹ lưỡng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và thay nước trong máy thường xuyên. Nếu máy tạo độ ẩm có bộ lọc, bạn hãy thay bộ lọc thường xuyên.

• Mấy tạo độ ẩm khuếch tán quá nhiều hơi nước: Tuy không khí có độ ẩm là tốt nhưng quá nhiều độ ẩm có thể khiến bạn khó thở và làm một số triệu chứng dị ứng tồi tệ hơn. Các tác nhân gây dị ứng phổ biến như ve, bụi và nấm mốc sẽ phát triển mạnh mẽ trong môi trường ẩm. Theo Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA), độ ẩm trong nhà chỉ nên nằm trong khoảng từ 30 đến 50%. Độ ẩm trên 60% là quá cao.

Bạn có thể mua thêm máy đo độ ẩm để kiểm tra xem độ ẩm trong nhà có nằm trong khoảng lý tưởng không. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm mua máy tạo độ ẩm có tích hợp ẩm kế để tiện lợi hơn.

• Sử dụng nước không sạch trong máy tạo độ ẩm: Bạn chỉ nên sử dụng nước tinh khiết hoặc nước cất trong máy tạo độ ẩm vì nước máy chưa được lọc qua có thể chứa nhiều khoáng chất. Khoáng chất từ ​​nước máy có thể tích tụ trong máy tạo độ ẩm, khiến máy bị mòn nhanh. Ngoài ra, máy cũng có thể khuếch tán các khoáng chất này vào không khí hay khiến các khoáng chất lắng thành bụi trong nhà và gây ảnh hưởng sức khỏe cho bạn.

Một số rủi ro khác liên quan đến việc sử dụng máy tạo độ ẩm không khí bao gồm bỏng hơi nước từ máy và nấm mốc tích tụ ở những nơi nhiều độ ẩm trên tường và trần nhà.

Cách dùng máy tạo độ ẩm


máy tạo độ ẩm

Khi bạn đã chọn mua được máy tạo độ ẩm không khí mình muốn, hãy thực hiện các bước sau để bắt đầu dùng máy:

– Tháo và rửa khoang chứa nước để loại bỏ bụi bẩn trước khi dùng.

– Đổ nước tinh khiết hay nước cất vào khoang chứa nước của máy. Thường thì trên khoang chứa nước có các vạch số cho bạn biết mình nên đổ bao nhiêu nước. Bạn hãy đổ đúng số nước cần thiết này.

– Lắp màng lọc nếu cần.

– Cắm điện và khởi động máy. Trên máy thường nó một số nút bấm hay núm vặn để bạn điều chỉnh, bạn hãy đọc hướng dẫn sử dụng để biết cách điều chỉnh theo ý muốn.

– Tắt máy khi không dùng.

Khi sử dụng thiết bị, bạn hãy lưu ý những điểm sau:
  • Tránh ngồi quá gần máy.

  • Vệ sinh máy thường xuyên.

  • Thay nước trong máy thường xuyên.

  • Đặt máy ở nơi bằng phẳng và cao ráo.

  • Thay bộ lọc trong máy theo hướng dẫn.

  • Tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

  • Thận trọng khi sử dụng máy trong phòng có trẻ em.

  • Chỉ sử dụng nước cất hoặc nước tinh khiết không chứa khoáng chất trong máy.

  • Luôn theo dõi mức độ ẩm trong phòng để kịp thời điều chỉnh khi độ ẩm quá cao.

  • Không đặt máy gần tường cũng như các vật dễ ngấm nước như sách, quần áo hay màn cửa.


Khi thời tiết quá khô hoặc nếu bạn bật máy lạnh trong phòng, không khí sẽ bị thiếu độ ẩm và gây ảnh hưởng lên da, tóc và hệ hô hấp rất nhiều. Vì thế, quyết định trang bị một máy tạo độ ẩm không khí trong nhà sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn!

Như Vũ