Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

Sự ra đời và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh

Tủ lạnh là một trong những thiết bị không thể thiếu trong các gia đình thời hiện đại, giúp chúng ta làm lạnh và bảo quản thực phẩm. Ngày nay, tủ lạnh và điều hòa không khí chiếm gần 20% mức năng lượng tiêu thụ trên toàn thế giới.




Kỹ thuật làm lạnh là quá trình tạo ra các điều kiện làm mát bằng cách loại bỏ nhiệt. Người ta thường sử dụng kỹ thuật này để bảo quản thức ăn và những mặt hàng dễ hỏng khác, qua đó ngăn ngừa các bệnh do thực phẩm gây ra. Nguyên nhân là do sự phát triển của vi khuẩn sẽ bị chậm lại ở nhiệt độ thấp hơn. Phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cách làm lạnh đã có từ hàng nghìn năm trước, nhưng tủ lạnh hiện đại là một phát minh gần đây.


Sự ra đời của tủ lạnh


Người Trung Quốc đã biết cắt gọt và lưu trữ những khối băng từ năm 1.000 trước Công nguyên. Họ dùng băng để ướp lạnh trái cây hoặc rượu. Khi không có sẵn băng ngoài tự nhiên, người Ai Cập và Ấn Độ cổ đại tạo ra nước đá bằng cách để nồi đất nung đựng nước trong đêm lạnh. Các nền văn minh khác, chẳng hạn như người Hy Lạp, La Mã và Do Thái, bảo quản băng tuyết trong hầm chứa và bao phủ xung quanh bằng các loại vật liệu cách nhiệt. Đến thế kỷ 18, người châu Âu đã biết cách thu lượm băng vào mùa đông, ướp muối, bọc trong vải flannel, sau đó cất giữ dưới lòng đất trong nhiều tháng. Băng đá thậm chí còn được vận chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới để làm kho lạnh bảo quản thực phẩm. Đây chính là những chiếc tủ lạnh tự nhiên đầu tiên.


Khái niệm làm lạnh cơ học (mechanical refrigeration) ra đời vào những năm 1720, khi William Cullen, một bác sĩ người Scotland, quan sát thấy sự bay hơi của chất lỏng có tác dụng làm mát. Ông đã chứng minh điều này vào năm 1748 bằng cách làm bay hơi chất lỏng ethyl ether trong chân không.


Đến năm 1805, Oliver Evans, một nhà phát minh người Mỹ, đã thiết kế [nhưng không chế tạo] một cỗ máy làm lạnh sử dụng hơi thay vì chất lỏng. Năm 1820, Michael Faraday, nhà phát minh người Anh, đã thử nghiệm tính chất làm lạnh của chất khí. Faraday nhận thấy rằng, bằng cách nén và hóa lỏng khí amoniac (NH3) sau đó để amoniac lỏng bay hơi, ông có thể làm mát không khí trong phòng thí nghiệm. Đến năm 1835, cộng sự của Evans là Jacob Perkins đã nhận được bằng sáng chế về chu trình nén hơi sử dụng amoniac hóa lỏng. Nhờ công trình này, đôi khi người ta gọi Perkins là “cha đẻ của tủ lạnh”.



Su Ra Doi Cua Tu Lanh
Jacob Perkins, nhà phát minh người Mỹ, được mệnh danh là cha đẻ của tủ lạnh. Ảnh: History.



Năm 1842, bác sĩ John Gorrie người Mỹ chế tạo thành công một cỗ máy tương tự thiết kế của Evans. Gorrie sử dụng chiếc tủ lạnh của mình [thiết bị có thể tạo ra băng] để làm mát cho các bệnh nhân bị bệnh sốt vàng (yellow fever) tại một bệnh viện ở Florida (Mỹ). Gorrie được nhận bằng sáng chế đầu tiên của Mỹ cho phương pháp làm băng nhân tạo vào năm 1851.


Kể từ đó, các nhà phát minh khác trên khắp thế giới đã cải tiến kỹ thuật hiện có và tiếp tục phát triển những kỹ thuật mới để làm lạnh. Năm 1859, kỹ sư người Pháp Ferdinand Carré chế tạo tủ lạnh sử dụng hỗn hợp amoniac và nước. Carl von Linde, một nhà khoa học người Đức, đã phát minh ra máy nén làm lạnh cầm tay sử dụng methyl ether vào năm 1873, và đến năm 1876 ông chuyển sang dùng amoniac. Năm 1899, Albert T. Marshall, nhà phát minh người Mỹ, được cấp bằng sáng chế cho chiếc tủ lạnh cơ học đầu tiên. Năm 1930, nhà vật lý nổi tiếng Albert Einstein nhận được bằng sáng chế cho một chiếc tủ lạnh thân thiện với môi trường, không có bộ phận chuyển động và không phụ thuộc vào điện.


Tủ lạnh bắt đầu trở nên phổ biến vào cuối thế kỷ 19 sau khi chiếc tủ lạnh thương mại đầu tiên được lắp đặt tại một nhà máy bia ở Brooklyn, New York (Mỹ) vào năm 1870. Bước sang thế kỷ 20, gần như tất cả các nhà máy bia đều có tủ lạnh. Các nhà máy sản xuất thịt hộp cũng sử dụng tủ lạnh để bảo quản sản phẩm của mình.


Tủ lạnh được coi là đồ dùng thiết yếu trong nhà tại Mỹ vào những năm 1920, khi có hơn 90% các hộ gia đình sử dụng tủ lạnh. Ngày nay, gần như tất cả các ngôi nhà ở Mỹ – khoảng 99% – sở hữu ít nhất một chiếc tủ lạnh, và khoảng 26% các hộ gia đình có hơn một chiếc tủ lạnh trong nhà, theo báo cáo của Bộ Năng Lượng Mỹ.


Nguyên lý hoạt động


Tủ lạnh ngày nay hoạt động cũng giống như tủ lạnh hơn 100 năm trước, dựa trên cơ chế làm bay hơi chất lỏng. Chất làm lạnh dạng lỏng được đẩy qua các ống dẫn bên trong tủ lạnh và bắt đầu bốc hơi. Khi chất lỏng bay hơi, chúng mang theo hơi nóng đi tới một cuộn dây bên ngoài tủ lạnh, nơi nhiệt được giải phóng. Chất khí sau đó được đưa trở lại máy nén, ở đây nó biến thành dạng lỏng, và chu kỳ này lặp đi lặp lại.


Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), các tủ lạnh thời kỳ đầu thường sử dụng chất lỏng và chất khí dễ cháy, độc hại, có mức độ phản ứng hóa học cao. Năm 1926, Thomas Midgley – một kỹ sư, đồng thời là nhà hóa học người Mỹ – đã nghiên cứu các giải pháp an toàn hơn cho tủ lạnh. Midgley phát hiện ra rằng, các hợp chất chứa florua dường như là sự lựa chọn tối ưu nhất. Kể từ đó, các nhà sản xuất tủ lạnh chuyển sang sử dụng hợp chất clorofluorocarbons (CFCs). Gần 50 năm sau, giới khoa học mới phát hiện các hợp chất CFCs có hại cho tầng ozone trong khí quyển.


Ủy ban Năng lượng California (Mỹ) cho biết, hầu hết tủ lạnh được sản xuất ngày nay đều sử dụng các hợp chất hydrofluorocarbons (HFCs). Chúng an toàn hơn so với CFCs và nhiều hợp chất làm lạnh khác. Tuy nhiên, EPA vẫn đang cập nhật danh sách các loại hợp chất mà công ty sản xuất tủ lạnh có thể sử dụng.


Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), tủ lạnh giúp bảo quản thực phẩm nhưng chỉ khi nó hoạt động ở nhiệt độ thích hợp. Nếu tủ lạnh không duy trì được nhiệt độ đủ lạnh, vi khuẩn có hại trong thức ăn sẽ phát triển nhanh chóng và gây ô nhiễm chéo thực phẩm. Người sử dụng có thể bị kích ứng nhẹ hoặc ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. FDA khuyến cáo nên đặt nhiệt độ tối đa của tủ lạnh ở mức 4,4°C. Ngoài ra, chúng ta không nên để quá nhiều đồ vào tủ lạnh khiến nó bị quá tải, luồng khí lạnh không thể lưu thông và lan đều khắp các vị trí dẫn đến việc bảo quản thức ăn bị ảnh hưởng.


Quốc Lê

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2019

5 đồ gia dụng không thể thiếu để làm bữa sáng ngon, bổ, rẻ tại nhà

Nấu ăn sáng tại nhà vừa ngon, đảm bảo vệ sinh lại vừa có thời gian cả gia đình quay quần, nhưng nhiều bà mẹ e ngại vì thiếu những đồ điện gia dụng cần thiết.




Sau đây là gợi ý của Bendep.net về 5 món đồ gia dụng nhập khẩu giúp việc nấu bữa sáng tại nhà trở nên nhanh chóng và đơn giản bất ngờ.

Do Dien Gia Dung Can Thiet Cho Bua Sang

1. Nồi hấp 2 tầng WMF


Nồi hấp 2 tầng WMF có thiết kế đơn giản nhưng lại là một sản phẩm đa năng, giúp bạn tiết kiệm được thời gian nấu nướng tối đa.

Ít có sản phẩm nồi hấp nào hiện nay có thể vượt qua nồi hấp WMF 2 tầng về sự tiện lợi và linh hoạt trong các chức năng được thiết kế.

Với 2 tầng hấp riêng biệt, đến từ thương hiệu đồ gia dụng WMF – được mệnh danh là “ông vua gia dụng”, chiếc nồi hấp này có thể vừa hấp xôi, vừa hấp các loại bánh rất hợp với ăn sáng như bánh tẻ, bánh bao…

Khác với 90% nồi hấp hiện nay khay được làm bằng nhựa, khay của nồi hấp WMF 2 tầng được làm từ thép không gỉ có độ bền cao, an toàn cho sức khỏe. Đây chính là điểm cộng của sản phẩm nồi hấp đang bán chạy nhất trong các cửa hàng gia dụng hiện nay.

2. Nồi áp suất Silit Sitcomatic T-plus 4,5 L


5 đồ gia dụng không thể thiếu để làm bữa sáng ngon, bổ, rẻ tại nhà 1


Nồi áp suất Silit Sitcomatic T-plus 4,5 L (gọi tắt: Nồi áp suất Silit) sẽ trở thành trợ thụ đắc lực giúp các bà mẹ có con nhỏ không phải lăn tăn khi muốn nấu các món cháo, súp, bò sốt vang… cần nhiều thời gian để hầm thực phẩm.

Món đồ gia dụng nhập khẩu nguyên chiếc từ Đức với thiết kế sâu lòng, dung tích lên tới 4,5 lít, có thể sử dụng trên tất cả các loại bếp.

Đáy nồi thiết kế 3 lớp giúp truyền nhiệt và giữ nhiệt lâu vượt trội. Đặc biệt lòng nồi tráng kim cương chống dính silargan bảo hành tới 30 năm.

Với chiếc nồi “thần thánh” này, các mẹ chỉ mất 15 – 20 phút đã có thể nấu được món ăn thơm ngon dành cho bữa sáng, lưu giữ được vitamin, khoáng chất và hương vị tự nhiên của thực phẩm.

3. Nồi chiên xào không dầu Tefal FZ7600


5 đồ gia dụng không thể thiếu để làm bữa sáng ngon, bổ, rẻ tại nhà 2

Nồi chiên không dầu đang “hot” năm nay với khả năng chiên rán các món ăn mà không cần hoặc cần rất ít mỡ, đảm bảo rất hợp khẩu vị trẻ em, đồng thời không lo các bé ăn nhiều dầu mỡ, thừa cân, béo phì.

Riêng nồi chiên Tefal được ví như "siêu phẩm chiên xào" vì thiết kế của nồi có cánh tay đảo, khác biệt hoàn toàn so với các loại nồi chiên không dầu trên thị trường.

Cánh tay đảo có 1-0-2 giúp loại nồi này có khả năng rang cơm, xào mì ngon như ngoài tiệm, đảm bảo sẽ làm cho các bé thích mê khi thưởng thức.

4. Máy nướng sandwich WMF Toaster Stelio


5 đồ gia dụng không thể thiếu để làm bữa sáng ngon, bổ, rẻ tại nhà 3

Các gia đình thích các món Âu rất nên xem xét máy nướng sandwich WMF Toaster Stelio (WMF Stelio).

Mẹ có thể chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả gia đình nhẹ nhàng, nhanh gọn hơn bao giờ hết với máy nướng bánh mỳ WMF Stelio.

Mẹ chỉ cần đặt bánh, bật công tắc nướng, chỉ sau tích tắc đã có món bánh mỳ vàng ruộm, giòn tan, thơm phức. Kẹp thêm chút thịt nguội hay xúc xích, trứng ốp la là cả gia đình đã có món ăn sáng ngon lành, đầy đủ năng lượng để bắt đầu một ngày làm việc, học tập hiệu quả.

5. Máy xay sinh tố WMF Kult X Mix and go



Máy xay sinh tố WMF Kult X Mix & Go cũng là một lựa chọn của những người “thần tượng” phong cách ăn eat clean: Sử dụng các thực phẩm lành mạnh, có lợi cho sức khỏe.

Bữa sáng của bạn sẽ thật thanh nhẹ khi chỉ cần một bát yến mạch trộn sữa, cùng với ly sinh tố xay bằng máy xay WMF Kult X Mix & Go.

Điểm khác biệt của chiếc máy xay sinh tố này là bình xay khi lật ngược lại có thể trở thành cốc uống có nắp đậy.

Bạn có thể sử dụng thứ đồ uống “home made” vừa ngon vừa lành này tại nhà, cũng có thể mang theo đến chỗ làm với cốc uống chuyên dụng dung tích lên tới 600ml.

Hãy cảm ơn Willis Carrier - người phát minh ra điều hòa cho những ngày nắng nóng cực điểm

Nhờ ơn phước của ông Carrier, chúng ta mới không bị mẹ thiên nhiên "nướng chín"!




Chuyện kể lại vào một ngày đầu hè đầy nắng ít gió, nhiệt độ chạm ngưỡng 40 độ C, có một cặp uyên ương đang hì hục chở nhau đi chơi trên chiếc xe máy như muốn tan chảy trên mặt đường nhựa, thì cô gái bất chợt lên tiếng:

- Anh ơi nóng quá! Chẳng muốn làm gì hết!

- Thôi về nhà anh nhé, có điều hòa...


"Về nhà anh nhé, có điều hòa..."





Nghe đến đây là biết kịch bản đã thành công mĩ mãn rồi! Nhưng chắc hẳn, câu chuyện này sẽ không có cái kết êm đẹp nếu thiếu đi một nhân tố quan trọng: Máy điều hòa nhiệt độ, lần đầu được giới thiệu vào năm 1902 bởi "cha đẻ" Willis Carrier.



"Người đâu mà đẹp trai thế!"





Một nút bấm - vạn niềm vui


Vẫn biết con người từ lâu đã có thể tự làm ấm cơ thể bằng lửa, nhưng làm mát thì lại là cả một vấn đề khó nhằn khác. Trước đây, khi hè đến, các tòa cao ốc giống hệt như những cái lò hun người, rạp chiếu phim thì vắng hoe vì không ai chịu nổi cái nóng như thiêu như đốt. Các ngành công nghiệp thực phẩm hay sản xuất hàng hóa đều điêu đứng; ai ai cũng mệt mỏi mỗi độ hè về, mướt mát mồ hôi dù đang ở trong nhà.

Trong những ngày nóng như thiêu đốt, chúng ta cần cảm ơn Willis Carrier - người phát minh ra máy điều hòa - Ảnh 3.


Ảnh: Người New York, Mỹ làm mát bằng những khối đá lớn cuối thế kỷ 19, đầu 20. Đợt nắng đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử loài người xảy ra tháng 8/1896 tại Mỹ đã khiến khoảng 1.500 người chết.





Và rồi Willis Carrier - kỹ sư người Mỹ sinh năm 1876 - đã xuất hiện với một phát kiến làm mát vĩ đại, tuy ban đầu để phục vụ trong ngành in ấn. Năm 1902, ông phát minh ra một thiết bị tuần hoàn khí lạnh có thể giữ độ ẩm liên tục ở mức 55%, giúp công ty in Sackett & Wilhelms tại New York lúc đó giải quyết được vấn đề về chất lượng in ảnh. Hàng loạt các ngành công nghiệp sản xuất sau đó đã ăn theo phát minh này của Carrier, song đây vẫn chưa phải đích đến cuối cùng của vị kĩ sư trẻ.









Cải tiến và hoàn thiện hồi lâu, Carrier cũng đã lắp thành công điều hòa gia dụng trong một hộ gia đình Mỹ lần đầu tiên vào năm 1914. Kế đến, ông mở rộng sang ứng dụng điều hòa trong các địa điểm công cộng, với nơi đầu tiên lắp máy lạnh là rạp New Empire tại Montgomery, bang Alabama, vào năm 1917, và thu được kết quả thành công vang dội. Kể từ đó, điều hòa nhiệt độ trở thành một công cụ câu khách cần-phải-có đối với mọi rạp phim khắp nước Mỹ.

Trong những ngày nóng như thiêu đốt, chúng ta cần cảm ơn Willis Carrier - người phát minh ra máy điều hòa - Ảnh 4.


Điều hòa gia dụng lần đầu được lắp đặt trong hộ gia đình vào năm 1914.






Trong những ngày nóng như thiêu đốt, chúng ta cần cảm ơn Willis Carrier - người phát minh ra máy điều hòa - Ảnh 5.


Các rạp phim Mỹ lúc đó đều sở hữu điều hòa như một điều tất yếu, không có điều hòa thì khá chắc là sẽ không có khách trong mùa hè nắng nóng.





Sau đó vẫn là hàng loạt các cải tiến, những nỗ lực hoàn thiện từ phía Carrier để mang điều hòa về với những cửa hàng bách hóa, văn phòng, những ngôi nhà nhỏ như của chúng ta. Càng về sau, điều hòa càng trở nên bình dân, đâu đâu cũng có điều hòa để chống chọi với cái nóng mùa hè.

Tua nhanh tới vài chục năm sau đó, điều hòa nhiệt độ đã thực sự thay đổi thế giới. Chưa tính những tiện ích mang tính cách mạng liên quan đến mặt sản xuất, kiến trúc, xây dựng, điều hòa đã khiến tỷ lệ sống sót của thai nhi tăng cao hơn, tù nhân ít bạo động hơn trong tiết trời nắng nóng, điểm số của sinh viên cũng tốt hơn, năng suất lao động tăng lên vượt bậc... Chỉ bằng một nút bấm, Willis Carrier đã mang về niềm vui cho hàng vạn, hàng triệu con người trong cái nóng cháy da cháy thịt.

Lời cảm ơn muộn màng tới "ông tổ ngành làm mát"


Nhắc "nhẹ" một chút, tờ The Washington Post mới đây đã đưa tin về nhiệt độ cao vượt ngưỡng kỷ lục tại Việt Nam (43,4 độ C) dù mới là tháng 4 đầu hè. Sức nóng này đủ để làm mềm sáp màu, nấu chảy chocolate và chắc chắn sẽ làm tâm trạng bạn đi xuống nhanh như cái cách nhiệt độ đang tăng lên vậy (nếu không có điều hòa). Vậy, một lời cảm ơn gửi tới Willis Carrier, vì phát kiến vĩ đại của ông từ hơn 100 năm trước, hẳn không phải là điều gì đó vô bổ phải không?

Trong những ngày nóng như thiêu đốt, chúng ta cần cảm ơn Willis Carrier - người phát minh ra máy điều hòa - Ảnh 6.


The Washington Post: "Việt Nam nóng lắm rồi!"






Trong những ngày nóng như thiêu đốt, chúng ta cần cảm ơn Willis Carrier - người phát minh ra máy điều hòa - Ảnh 7.


Nóng đến mức rán được trứng trên vỉa hè.






Trong những ngày nóng như thiêu đốt, chúng ta cần cảm ơn Willis Carrier - người phát minh ra máy điều hòa - Ảnh 8.


Ra đường thì nhà nhà khẩu trang, người người khẩu trang...






Nguoi Phat Minh Ra Dieu Hoa


Vậy, tiếc gì một lời cảm ơn gửi tới ông Willis Carrier vì đã phát minh ra điều hòa phải không?




Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019

Hãy cảm ơn Willis Carrier - người phát minh ra điều hòa cho những ngày nắng nóng cực điểm

Nhờ ơn phước của ông Carrier, chúng ta mới không bị mẹ thiên nhiên "nướng chín"!




Chuyện kể lại vào một ngày đầu hè đầy nắng ít gió, nhiệt độ chạm ngưỡng 40 độ C, có một cặp uyên ương đang hì hục chở nhau đi chơi trên chiếc xe máy như muốn tan chảy trên mặt đường nhựa, thì cô gái bất chợt lên tiếng:

- Anh ơi nóng quá! Chẳng muốn làm gì hết!

- Thôi về nhà anh nhé, có điều hòa...


"Về nhà anh nhé, có điều hòa..."





Nghe đến đây là biết kịch bản đã thành công mĩ mãn rồi! Nhưng chắc hẳn, câu chuyện này sẽ không có cái kết êm đẹp nếu thiếu đi một nhân tố quan trọng: Máy điều hòa nhiệt độ, lần đầu được giới thiệu vào năm 1902 bởi "cha đẻ" Willis Carrier.



"Người đâu mà đẹp trai thế!"





Một nút bấm - vạn niềm vui


Vẫn biết con người từ lâu đã có thể tự làm ấm cơ thể bằng lửa, nhưng làm mát thì lại là cả một vấn đề khó nhằn khác. Trước đây, khi hè đến, các tòa cao ốc giống hệt như những cái lò hun người, rạp chiếu phim thì vắng hoe vì không ai chịu nổi cái nóng như thiêu như đốt. Các ngành công nghiệp thực phẩm hay sản xuất hàng hóa đều điêu đứng; ai ai cũng mệt mỏi mỗi độ hè về, mướt mát mồ hôi dù đang ở trong nhà.

Trong những ngày nóng như thiêu đốt, chúng ta cần cảm ơn Willis Carrier - người phát minh ra máy điều hòa - Ảnh 3.


Ảnh: Người New York, Mỹ làm mát bằng những khối đá lớn cuối thế kỷ 19, đầu 20. Đợt nắng đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử loài người xảy ra tháng 8/1896 tại Mỹ đã khiến khoảng 1.500 người chết.





Và rồi Willis Carrier - kỹ sư người Mỹ sinh năm 1876 - đã xuất hiện với một phát kiến làm mát vĩ đại, tuy ban đầu để phục vụ trong ngành in ấn. Năm 1902, ông phát minh ra một thiết bị tuần hoàn khí lạnh có thể giữ độ ẩm liên tục ở mức 55%, giúp công ty in Sackett & Wilhelms tại New York lúc đó giải quyết được vấn đề về chất lượng in ảnh. Hàng loạt các ngành công nghiệp sản xuất sau đó đã ăn theo phát minh này của Carrier, song đây vẫn chưa phải đích đến cuối cùng của vị kĩ sư trẻ.









Cải tiến và hoàn thiện hồi lâu, Carrier cũng đã lắp thành công điều hòa gia dụng trong một hộ gia đình Mỹ lần đầu tiên vào năm 1914. Kế đến, ông mở rộng sang ứng dụng điều hòa trong các địa điểm công cộng, với nơi đầu tiên lắp máy lạnh là rạp New Empire tại Montgomery, bang Alabama, vào năm 1917, và thu được kết quả thành công vang dội. Kể từ đó, điều hòa nhiệt độ trở thành một công cụ câu khách cần-phải-có đối với mọi rạp phim khắp nước Mỹ.

Trong những ngày nóng như thiêu đốt, chúng ta cần cảm ơn Willis Carrier - người phát minh ra máy điều hòa - Ảnh 4.


Điều hòa gia dụng lần đầu được lắp đặt trong hộ gia đình vào năm 1914.






Trong những ngày nóng như thiêu đốt, chúng ta cần cảm ơn Willis Carrier - người phát minh ra máy điều hòa - Ảnh 5.


Các rạp phim Mỹ lúc đó đều sở hữu điều hòa như một điều tất yếu, không có điều hòa thì khá chắc là sẽ không có khách trong mùa hè nắng nóng.





Sau đó vẫn là hàng loạt các cải tiến, những nỗ lực hoàn thiện từ phía Carrier để mang điều hòa về với những cửa hàng bách hóa, văn phòng, những ngôi nhà nhỏ như của chúng ta. Càng về sau, điều hòa càng trở nên bình dân, đâu đâu cũng có điều hòa để chống chọi với cái nóng mùa hè.

Tua nhanh tới vài chục năm sau đó, điều hòa nhiệt độ đã thực sự thay đổi thế giới. Chưa tính những tiện ích mang tính cách mạng liên quan đến mặt sản xuất, kiến trúc, xây dựng, điều hòa đã khiến tỷ lệ sống sót của thai nhi tăng cao hơn, tù nhân ít bạo động hơn trong tiết trời nắng nóng, điểm số của sinh viên cũng tốt hơn, năng suất lao động tăng lên vượt bậc... Chỉ bằng một nút bấm, Willis Carrier đã mang về niềm vui cho hàng vạn, hàng triệu con người trong cái nóng cháy da cháy thịt.

Lời cảm ơn muộn màng tới "ông tổ ngành làm mát"


Nhắc "nhẹ" một chút, tờ The Washington Post mới đây đã đưa tin về nhiệt độ cao vượt ngưỡng kỷ lục tại Việt Nam (43,4 độ C) dù mới là tháng 4 đầu hè. Sức nóng này đủ để làm mềm sáp màu, nấu chảy chocolate và chắc chắn sẽ làm tâm trạng bạn đi xuống nhanh như cái cách nhiệt độ đang tăng lên vậy (nếu không có điều hòa). Vậy, một lời cảm ơn gửi tới Willis Carrier, vì phát kiến vĩ đại của ông từ hơn 100 năm trước, hẳn không phải là điều gì đó vô bổ phải không?

Trong những ngày nóng như thiêu đốt, chúng ta cần cảm ơn Willis Carrier - người phát minh ra máy điều hòa - Ảnh 6.


The Washington Post: "Việt Nam nóng lắm rồi!"






Trong những ngày nóng như thiêu đốt, chúng ta cần cảm ơn Willis Carrier - người phát minh ra máy điều hòa - Ảnh 7.


Nóng đến mức rán được trứng trên vỉa hè.






Trong những ngày nóng như thiêu đốt, chúng ta cần cảm ơn Willis Carrier - người phát minh ra máy điều hòa - Ảnh 8.


Ra đường thì nhà nhà khẩu trang, người người khẩu trang...






Nguoi Phat Minh Ra Dieu Hoa


Vậy, tiếc gì một lời cảm ơn gửi tới ông Willis Carrier vì đã phát minh ra điều hòa phải không?




Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019

Thiết bị điện và thói quen đi vệ sinh gây nguy hiểm cho sức khỏe người Việt

Xem điện thoại, nhịn tiểu quá lâu... là những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại gây nguy hiểm đối với sức khỏe cơ thể chúng ta.



Nhà vệ sinh là nơi chúng ta “ghé thăm” hằng ngày. Mặc dù thời gian ở trong nhà vệ sinh luôn ít hơn so với những hoạt động khác nhưng đây chính là địa điểm dễ lây lan vi khuẩn xấu. Dưới đây là một số thói quen khi đi vệ sinh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bạn nên nắm rõ.



1. Chơi điện thoại, đọc sách khi đi vệ sinh



Nhiều người có thói quen mang điện thoại vào nhà vệ sinh để đọc báo, kiểm tra thư từ hay đơn giản là truy cập mạng xã hội. Trên thực tế, thói quen này ẩn chứa vô số hiểm họa và rất dễ khiến bạn nhiễm bệnh. Dùng điện thoại khi đi vệ sinh khiến não bộ tập trung vào điện thoại mà quên đi "nhiệm vụ chính". Điều này sẽ làm rối loạn chức năng chỉ huy của não bộ và khiến việc dẫn truyền thần kinh bài tiết kéo dài, gây ảnh hưởng đến thời gian đại tiện về lâu dài có thể gây ra bệnh trĩ.


Ngoài ra, dùng điện thoại trong khi đi vệ sinh có thể khiến vi khuẩn dính vào điện thoại trong quá trình sử dụng và trở thành nguồn vi khuẩn xấu “thường trực” bên bạn mỗi ngày. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chiếc điện thoại di động thậm chí còn bẩn hơn bồn cầu nhiều lần nếu không biết cách vệ sinh.



2. Sử dụng giấy vệ sinh


6 thói quen đi vệ sinh gây nguy hiểm cho sức khỏe người Việt hay mắc


Việc sử dụng giấy vệ sinh không loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn giống như việc bạn không thể tắm bằng một chiếc khăn khô. Hơn nữa, đặc điểm của nhà vệ sinh là ẩm thấp, việc để giấy vệ sinh trong đây một thời gian dài có thể gây ra tình trạng sản sinh vi khuẩn. Nếu liên tục sử dụng giấy vệ sinh nhiễm khuẩn có thể gây viêm nhiễm vùng kín.



3. Dùng quá sức khi đại tiện


Dùng quá sức khi đi đại tiện dễ dẫn tới hiện tượng rách hậu môn, nhất là với người thường mắc chứng táo bón. Ngoài ra, hành động này còn làm tăng nguy cơ đột tử. Khi đó, cơ thành bụng và cơ hoành co thắt dữ dội, khiến áp lực ở bụng tăng cao, huyết áp tăng vọt có thể dẫn tới xuất huyết não, cơ tim tiêu hao nhiều oxy làm đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim nặng. Những hiện tượng này đều có thể gây đột tử.


Vì vậy, những người mắc các bệnh tim mạch, khi đi đại tiện không được vận quá sức. Trước khi vào nhà vệ sinh, nên mang theo loại thuốc cấp cứu như nitroglycerin, để uống phòng khi bất trắc. Bình thường nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước, thường xuyên vận động để thông tiện. Khi cần, có thể nhờ bác sĩ tư vấn cho thuốc hỗ trợ.














4. Đứng dậy quá nhanh sau khi đi vệ sinh xong


6 thói quen đi vệ sinh gây nguy hiểm cho sức khỏe người Việt hay mắc


Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nếu thời gian ngồi bồn cầu quá lâu, sau khi đại tiện, đứng dậy nhanh dễ gây thiếu máu não tạm thời, làm chóng mặt, hoa mắt, ngã quỵ, đặc biệt là người lớn tuổi.


Ngoài ra, buổi sáng là thời điểm huyết áp tăng cao. Vì vậy, những người mắc bệnh này không nên đi đại tiện khi vừa thức giấc, rất dễ xảy ra tai nạn. Nếu trong nhà có người mắc bệnh cao huyết áp, bạn có thể gắn thêm tay vịn bên cạnh bồn cầu làm điểm tựa an toàn, đi vệ sinh xong, nâng người lên từ từ.



5. Đặt các thiết bị điện lớn trong nhà vệ sinh


Khong Nen Dat Cac Thiet Bi Dien Lon Trong Nha Ve Sinh


Các thiết bị gia dụng trong gia đình như bình nước nóng, máy giặt, đèn sưởi được lắp đặt trong nhà vệ sinh là một mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với chúng ta.Các thiết bị trên có nguy cơ rò điện khiến bạn bị giật trong lúc tắm hoặc lúc đi vệ sinh thậm chí dẫn đến tử vong.  Vì vậy, những thiết bị điện gia dụng này nên được đặt ở ngoài nhà vệ sinh, ở những nơi cao ráo nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình sử dụng.



6. Không đóng nắp bồn cầu khi xả nước


Khi bạn xả nước bồn cầu, các giọt nước nhỏ kèm hàng triệu vi khuẩn sẽ bắn vào không khí, có thể lan truyền gây hại cho sức khỏe. Vi khuẩn có thể phát tán tới độ cao khoảng 2m tính từ bệ bồn cầu và tồn tại trong thời gian đủ để sinh sôi, phát triển lan ra khắp ngôi nhà. Vì vậy, hãy luôn đóng nắp bồn cầu khi xả nước để hạn chế sự phát tán của các vi khuẩn gây bệnh này.


An An

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2019

Nguyên tắc không thể bỏ qua để tiết kiệm điện cho các thiết bị ngày nắng nóng

Thời tiết nắng nóng, để giảm hoá đơn tiền điện hàng tháng, người dân cần biết cách sử dụng thiết bị điện để tiết kiệm.




Điều hòa


Không để nhiệt độ quá thấp. Khi nhiệt độ ngoài trời tăng 1 độ C, điện năng tiêu thụ của điều hòa sẽ tăng thêm từ 1,5 đến 3% tùy vào loại máy và cách sử dụng. Nếu nhiệt độ điều hòa hạ thấp xuống 25 độ C từ mức 26 độ C, điện năng tiêu thụ cũng lớn hơn 1,5 đến 2,5%.
 













Để tiết kiệm điện, chúng ta cần để mức nhiệt độ tốt nhất là từ 25 đến 28 độ C.

Tủ lạnh


Tủ lạnh cũng là thiết bị được sử dụng nhiều trong ngày hè nóng nực. Để tiết kiệm điện tiêu thụ, cần hạn chế mở tủ lạnh quá lâu, không nhét chặt thực phẩm trong tủ lạnh, đảm bảo nhiệt độ hợp lý (nhiệt độ ngăn lạnh 2-4 độ C, ngăn đông -15 độ C).

Quạt


Quạt chỉ cần dùng ở tốc độ thấp hoặc trung bình là mát đều cả phòng.

Rút phích cắm quạt sau mỗi lần sử dụng.

Ti vi


Không nên để màn hình ở chế độ sáng quá, như vậy sẽ tốn điện. Nên tắt ti vi bằng cách ấn nút Power ở máy.
Su Dung Tivi Tiet Kiem Dien
Không nên để màn hình ở chế độ sáng quá. Ảnh minh họa

Hãy chọn kích cỡ ti vi phù hợp với ngôi nhà, không nhất thiết dùng ti vi to bởi vì càng to thì càng tốn điện. Điều chỉnh độ tương phản và độ sáng cho phù hợp.

Ngoài ra, chỉnh âm thanh vừa đủ nghe. Các dàn âm thanh (ampli, loa...) cũng tương tự.

Sử dụng đèn LED thay vì đèn Compact


Về giá thì bóng đèn LED đắt hơn hẳn so với bóng đèn Compact do công nghệ đèn LED tiên tiến hiện đại hơn. Đây được coi là một trong các yếu tố khiến người tiêu dùng e ngại trong việc lựa chọn mua sản phẩm.

Tuy nhiên xét về lợi ích kinh tế lâu dài thì bóng đèn LED sẽ tiết kiệm hơn so với bóng đèn Compact bởi sử dụng đèn LED sẽ tiết kiệm năng lượng, giảm đáng kể chi phí tiền điện hàng tháng và các khoản chi phí sửa chữa, thay thế bóng.

Rút nguồn các thiết bị điện tử khi không sử dụng


Theo thống kê, rất nhiều thiết bị điện tử như máy tính, TV, dàn âm thanh... vẫn sử dụng điện năng ngay cả khi đã tắt. Tuy con số này là không cao, nhưng hãy tính đến việc chúng tiêu tốn của bạn 24h mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần trong suốt một thời gian dài.
Rút nguồn các thiết bị điện tử khi không sử dụng. 

Tại Mỹ, người ta ước tính các thiết bị tiêu tốn điện khi không sử dụng có thể chạm tới con số 100 USD tại mỗi hộ gia đình, và lên tới 19 tỉ USD mỗi năm trên toàn nước Mỹ theo thống kê vào năm 2016.

Bình nước nóng năng lượng mặt trời


Sử dụng bình nước nóng dùng năng lượng mặt trời sẽ giúp tiết kiệm chi phí do không có chi phí điện, gas hoặc các loại nhiên liệu khác (chỉ đầu tư chi phí ban đầu một lần duy nhất) mà vẫn có nước nóng phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

Bình nước nóng dùng năng lượng mặt trời có độ an toàn tuyệt đối, thời gian hoàn vốn sau 2 năm sử dụng, tuổi thọ từ 10 đến 20 năm.

Ngoài ra, việc sử dụng năng lượng mặt trời còn giúp giảm ô nhiễm môi trường do giảm áp lực đầu tư nguồn điện


P.M

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2019

Các vật dụng không thể thiếu cho chuyến dã ngoại cùng gia đình

Nhiều gia đình bắt đầu lên kế hoạch cho những chuyến đi chơi ngắn ngày vào dịp 8/3. Trong đó, xu hướng du lịch homestay hay trekking đang trở thành trào lưu ở các gia đình thành thị.





Để những chuyến đi khám phá được hoàn hảo, các gia đình nên trang bị những vật dụng cần thiết, tiện dụng và đa năng vừa bảo vệ sức khỏe vừa bảo vệ môi trường tốt hơn.

Máy xay sinh tố cầm tay linh động


Khác với loại máy xay sinh tố truyền thống, máy cầm tay được thiết kế nhỏ gọn, dễ cất giữ, chiếm ít diện tích trong hành lý có thể mang theo bất cứ đâu nhất là khi đi dã ngoại. Đặc biệt, với những gia đình có con nhỏ đang ở tuổi ăn dặm, đây thực sự là một sản phẩm cực kỳ tiện dụng.

Hiện nay có nhiều loại máy xay sinh tố như máy xay cầm tay Philips, máy xay sinh tố cầm tay Braun...  có thể xay trực tiếp dễ dàng trong chén, cốc hoặc nồi bất kỳ mà không cần dùng cối xay riêng của hãng.


Với thiết kế nhỏ gọn, dễ tháo rời và lắp đặt, bếp gas mini là một người bạn đồng hành tuyệt vời trong những chuyến du lịch, picnic của gia đình hoặc nhóm bạn bè… để nấu những bữa ăn thơm ngon ngay tại địa điểm du lịch.

Bếp gas mini nhỏ gọn, tiện lợi


Bếp gas mini hiện nay được đánh giá là khá an toàn do được trang bị van ngắt gas tự động, giảm chống cháy nổ, đảm bảo an toàn cho người dùng.






Các loại bếp gas mini hiện có bán ở hầu hết hệ thống siêu thị với mức giá khá mềm. Tuy nhiên, người dùng cần lựa chọn địa điểm uy tín để đảm bảo mua đúng hàng chính hãng.

Bình giữ nhiệt bảo vệ môi trường





Không những đa năng, bình giữ nhiệt còn rất thân thiện với môi trường.



Một “người trợ lý” đắc lực khi đi du lịch không gì khác là bình giữ nhiệt, giúp giữ nhiệt tốt cho cả nước nóng và nước lạnh. Cả gia đình sẽ có những giây phút vui vẻ với những bữa tiệc trà ấm nóng hay thưởng thức nước trái cây mát lạnh. Sử dụng bình giữ nhiệt là thói quen tốt để hạn chế việc tăng rác thải, giúp bảo vệ môi trường tốt hơn.