Thứ Tư, 15 tháng 5, 2019

Các vật dụng không thể thiếu cho chuyến dã ngoại cùng gia đình

Nhiều gia đình bắt đầu lên kế hoạch cho những chuyến đi chơi ngắn ngày vào dịp 8/3. Trong đó, xu hướng du lịch homestay hay trekking đang trở thành trào lưu ở các gia đình thành thị.





Để những chuyến đi khám phá được hoàn hảo, các gia đình nên trang bị những vật dụng cần thiết, tiện dụng và đa năng vừa bảo vệ sức khỏe vừa bảo vệ môi trường tốt hơn.

Máy xay sinh tố cầm tay linh động


Khác với loại máy xay sinh tố truyền thống, máy cầm tay được thiết kế nhỏ gọn, dễ cất giữ, chiếm ít diện tích trong hành lý có thể mang theo bất cứ đâu nhất là khi đi dã ngoại. Đặc biệt, với những gia đình có con nhỏ đang ở tuổi ăn dặm, đây thực sự là một sản phẩm cực kỳ tiện dụng.

Hiện nay có nhiều loại máy xay sinh tố như máy xay cầm tay Philips, máy xay sinh tố cầm tay Braun...  có thể xay trực tiếp dễ dàng trong chén, cốc hoặc nồi bất kỳ mà không cần dùng cối xay riêng của hãng.


Với thiết kế nhỏ gọn, dễ tháo rời và lắp đặt, bếp gas mini là một người bạn đồng hành tuyệt vời trong những chuyến du lịch, picnic của gia đình hoặc nhóm bạn bè… để nấu những bữa ăn thơm ngon ngay tại địa điểm du lịch.

Bếp gas mini nhỏ gọn, tiện lợi


Bếp gas mini hiện nay được đánh giá là khá an toàn do được trang bị van ngắt gas tự động, giảm chống cháy nổ, đảm bảo an toàn cho người dùng.






Các loại bếp gas mini hiện có bán ở hầu hết hệ thống siêu thị với mức giá khá mềm. Tuy nhiên, người dùng cần lựa chọn địa điểm uy tín để đảm bảo mua đúng hàng chính hãng.

Bình giữ nhiệt bảo vệ môi trường





Không những đa năng, bình giữ nhiệt còn rất thân thiện với môi trường.



Một “người trợ lý” đắc lực khi đi du lịch không gì khác là bình giữ nhiệt, giúp giữ nhiệt tốt cho cả nước nóng và nước lạnh. Cả gia đình sẽ có những giây phút vui vẻ với những bữa tiệc trà ấm nóng hay thưởng thức nước trái cây mát lạnh. Sử dụng bình giữ nhiệt là thói quen tốt để hạn chế việc tăng rác thải, giúp bảo vệ môi trường tốt hơn.

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2019

Điều hòa 'quá tải' trong những ngày nóng - những dấu hiệu và cách sửa

Mùa hè là lúc điều hòa nhà nào cũng phải hoạt động hết công suất. Vì vậy, đôi khi điều hòa thì vẫn thổi ra hơi mát lạnh nhưng có thể tiềm ẩn những nguy cơ đáng sợ mà chúng ta không hề hay biết.



Điều hòa chảy nước nguy hiểm thế nào?


Theo các chuyên gia điện máy, điều hòa bị chảy nước là “căn bệnh” phổ biến. Rất nhiều gia đình đang sử dụng điều hòa đều gặp phải tình huống này. Nước chảy ra khiến căn phòng bị ẩm thấp bốc mùi, gây nấm.

Không những thế, đây cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn sinh sôi, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nhất là những nhà nào có con nít. Đặc biệt, khi nước bị rò rỉ còn có thể dẫn tới chập điện, thậm chí là nổ tung điều hòa nếu tình trạng này cứ kéo dài và gặp được hoàn cảnh thích hợp để 'phát tác'


Ảnh minh họa.

Nguyên nhân gây ra “căn bệnh” này ở điều hòa là do:


+ Điều hòa không được vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ.
+ Do bị vỡ, tắc, rò rỉ ở đường ống thoát nước.
+ Điều hòa bị non gas
+ Bị hỏng quạt dàn lạnh
+ Lắp điều hòa không đúng cách



Những sai lầm khiến điều hòa dễ cháy nổ


Ngoài việc để chảy nước, rò rỉ khí gas thì còn có một số nguyên nhân khác cũng khiến điều hòa dễ cháy nổ.

+ Bật điều hòa 24/24:


Nhiều gia đình nghĩ rằng, nếu mình để điều hòa chạy 24/24 thì sẽ tiết kiệm điện. Tuy nhiên, đây chính là thói quen tai hại có thể gây cháy nổ. Bởi, khi bạn bật liên tục, điều hòa sẽ bị quá tải. Dàn nóng phải làm việc liên tục nên lượng nhiệt sinh ra nhiều hơn bình thường. Do đó, khả năng cháy nổ xảy ra là rất cao.

+ Để nhiệt độ thấp dưới 26 độ:


Mọi người cứ tin rằng nếu mình để điều hòa ở nhiệt độ thấp thì phòng sẽ mát lạnh nhanh hơn. Tuy nhiên, thực tế là việc bạn giảm nhiệt độ quá thấp khiến chênh lệch nhiệt độ với bên ngoài cách biệt quá lớn. Điều này sẽ khiến cục bộ bị quá tải dễ gây cháy nổ. Hơn nữa, điều này còn ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của chúng ta nữa.







+ Nguồn điện không ổn định:








Dòng điện trong nhà nếu không ổn định sẽ khiến hiệu suất hoạt động của tụ yếu. Nếu nguồn điện không đủ mạnh thì tụ cần kích hoạt liên tục, quá trình đó sẽ sản sinh ra nhiệt lượng và dễ gây cháy nổ. Tuy nhiên, nếu nguồn điện quá mạnh lại khiến điều hòa quá tải, cũng là nguyên nhân gây cháy nổ ở điều hòa.

Mẹo dùng điều hòa vừa mát, vừa tiết kiệm điện trong ngày nắng nóng cực điểm

Sử dụng điều hòa kết hợp với quạt điện


Kết hợp vừa bật điều hòa và quạt trần, hoặc quạt cây khiến chúng ta có cảm giác "tốn gấp 2 lần điện". Tuy nhiên trên thực tế, đây lại là một trong những biện pháp đơn giản mà hiệu quả tới không ngờ trong việc vừa làm mát căn phòng, lại vừa giúp bạn tiết kiệm phần nào công suất điện.

Khi được kết hợp, quạt trần sẽ giúp nâng cao khả năng lưu thông không khí lạnh ra khắp phòng, giúp vừa làm mát vừa nhanh, lại vừa giúp chúng ta dễ chịu hơn hẳn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng quạt trần trong khoảng từ 15-20 phút đầu khi mới khởi động điều hòa, sau đó nên tắt bớt, vì khi không khí trong phòng đã lạnh thì dùng quạt trần không còn hiệu quả nữa mà còn gây tốn điện.

Sử dụng các vật liệu cách nhiệt cho phòng


Quá trình hoạt động của điều hòa bị ảnh hưởng khá nhiều từ nhiệt độ bên ngoài môi trường. Vì thế để tiết kiệm điện tối đa khi sử dụng điều hòa, điều bạn cần làm là hạn chế tối đa ảnh hưởng từ nhiệt độ bên ngoài đến nhiệt độ bên trong phòng.

Phương pháp đơn giản nhất là sử dụng mái tôn lạnh cách nhiệt cho trần nhà. Các vật liệu này giúp tản ánh nắng chiếu trực tiếp xuống trần nhà, từ đó hạn chế ảnh hưởng từ nhiệt độ môi trường vào bên trong căn phòng.

Ngoài ra trần nhà màu trắng, tường nhà màu trắng hoặc các đồ vật tông sáng cũng giúp cách nhiệt tốt hơn là những màu tối, vì màu tối thường hấp thu nhiệt. Do đó, chỉ cần thay đổi màu sơn tường, hoặc bài trí đồ vật trong căn phòng, cũng giúp giảm tối đa ảnh hưởng nhiệt độ bên ngoài vào căn phòng, và giúp tiết kiệm điện hiệu quả khi sử dụng điều hòa.

(Theo Khỏe & Đẹp)

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2019

Sử dụng tủ lạnh cần biết 8 điều cấm kỵ sau

Tủ lạnh ngày nay đã trở thành một thiết bị vô cùng quen thuộc với tất cả các hộ gia đình. Tuy nhiên, sử dụng tủ lạnh sao cho an toàn và bền thì không phải ai cũng biết, thậm chí còn mắc sai lầm.



Dùng điện áp nguồn không phù hợp 


Người tiêu dùng cần phải chắc chắn rằng, điện áp nguồn phải phù hợp với tủ lạnh tuyệt đối không được để tăng hay giảm xuống bất chợt sẽ vô cùng nguy hiểm. Vì thế điện áp phù hợp nhất cho tủ lạnh luôn giữ ở mức 220V.



Cắm các thiết bị khác chung với ổ cắm tủ lạnh


Nhiều gia đình thường có thói quen dùng chung phích cắm tủ lạnh với các ổ cắm khác, điều này là một sai lầm nghiêm trọng. Tủ lạnh là một thiết bị tiêu thụ điện năng khá lớn nên nếu như cắm nhiều thiết bị vào cùng ổ cắm tủ lạnh có thể gây ra cháy hoặc chập mạch điện bất cứ khi nào.





Không nên cắm nhiều ổ cắm vào cùng ổ cắm với tủ lạnh vì dễ gây cháy nổ

Dùng dây điện nguồn hay ổ cắm quá cũ hoặc có dấu hiệu hư hỏng 


Nếu dây điện nguồn của tủ lạnh hay ổ cắm có dấu hiệu bị hư hỏng thì tuyệt đối không nên sử dụng bởi vì nó có nguy cơ chập điện vô cùng lớn. Nếu dây điện nguồn tủ lạnh bị hư nên gọi đến trung tâm bảo hành để được hỗ trợ, tránh tình trạng tự ý thay dây điện vì nó có thể gây nguy hiểm về sau.



Đặt bình nước, vật nặng lên nóc tủ lạnh


Không nên đặt các bình, chậu chứa nước lên trên tủ lạnh, bởi vì khi đóng mở tủ lạnh mạnh vô tình có thể làm nước đỗ tràn ra gây chập mạch và cháy nổ, các vật nặng có thể đè làm hỏng hoặc giảm tuổi thọ của tủ lạnh














Đặt tủ lạnh nơi ẩm thấp


Người tiêu dùng luôn phải lưu ý rằng không được đặt tủ lạnh ở những nơi ẩm thấp để tránh sự ăn mòn cũng như hiện tượng hơi nước làm cho rỉ sét các linh kiện ở phía sau. Đây cũng là nơi chuột, gián có thể thường xuyên ẩn nấp và cư trú khiến chúng dễ dàng cắn nát dây điện và các link kiện của tủ lạnh.



Để bình xịt côn trùng, xịt tóc gần tủ lạnh


Tuyệt đối không nên sử dụng các loại hóa chất như bình xịt côn trùng hoặc gel xịt tóc gần tủ lạnh. Bởi vì tia lửa điện có thể được tạo ra và phản ứng với hóa chất và gây nổ có thể khiến cho người sử dụng bị thương.



Đặt chai lọ vào tủ lạnh


Không nên đặt những chai, lọ không được thiết kế chuyên dành cho tủ lạnh, vì nó có thể bị nứt và vở gây thương tích.



Không cho thức ăn ôi thiu vào tủ lạnh


Việc cho thức ăn ôi thiu vào tủ có thể vô tình làm hỏng các thức ăn đang có trong tủ dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao.


(Theo Viet Q)

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2019

Bà nội trợ ngày nào cũng chạm vào thứ độc hại này mà không biết

Trong sinh hoạt hàng ngày có quá nhiều đồ vật mà bà nội trợ phải tiếp xúc thường xuyên nhưng lại không biết rằng chúng độc hại thế nào?





Nước hoa và xịt khử mùi toàn thân

Timesofindia đưa tin, nước hoa và xịt khử mùi toàn thân có chứa đầy hóa chất độc hại không? Thực tế đã có rất nhiều người bị dị ứng và đau đầu sau khi tiếp xúc với một số loại nước hoa và xịt khử mùi toàn thân do tiếp xúc hàng ngày.

Bột giặt chứa nhiều chất tẩy rửa

Bột giặt có nhiều chất tẩy rửa, chứa hóa chất. Một số hóa chất trong bột giặt có thể hấp thụ vào da, gây dị ứng da. Đó là lý do tại sao cần giặt kỹ quần áo bằng nước sau khi dùng bột giặt.

Xịt phòng cũng chứa nhiều hóa chất

Theo Business Insider, bình xịt phòng có chứa nhiều hóa chất độc hại. Chất làm thơm không khí, thường được biết đến như nước xịt phòng, làm nhà có mùi thơm như hoa. Nhưng nó có thể gây ra một số ảnh hưởng đến cơ thể trong thời gian dài. Để không phải ngửi những chất độc hại trong bình xịt phòng hãy giữ cho nhà thông thoáng.


Sai Lam Cua Cac Ba Noi Tro

Những đồ vật quen thuộc trong nhà thường xuyên tiếp xúc nhưng lại độc hại khó lường



Chai nhựa đựng nước

Brightside đưa tin, chai nhựa đựng nước có thể có hóa chất độc hại. Tùy vào chất liệu nhựa, chai có thể phân hủy tạo ra nhiều chất hóa học nguy hiểm hòa lẫn vào trong nước. Tốt nhất bạn nên dùng chai thủy tinh đựng nước.

Son môi chứa loạt hóa chất gây dậy thì sớm

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện bộ ba hóa chất phthalates, paraben và phenol có trong nhiều hóa mỹ phẩm liên quan đến tình trạng dậy thì sớm ở nhiều bé gái.

Nghiên cứu đứng đầu bởi phó giáo sư - tiến sĩ Kim Harley, đến từ Đại học California ở Berkeley (Mỹ). Nhóm của bà phát hiện ra rằng các bé gái có thể bị ảnh hưởng bởi các hóa chất phthalates, paraben và phenol ngay từ khi còn là một thai nhi trong bụng mẹ, chứ không cần đợi đến khi chúng lớn và bắt đầu dùng các sản phẩm đó.





Nghiên cứu theo dõi 338 trẻ em có mẹ ghi danh vào một chương trình thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu khoa học từ tận những năm 1990. Người mẹ được đo nồng độ phthalates, paraben và phenol từ khi mang thai và sau đó đứa bé được theo dõi các nồng độ này cho đến tuổi dậy thì.

Kết quả cho thấy chỉ cần mỗi lần tăng gấp đôi nồng độ phthalates trong nước tiểu của người mẹ khi mang thai, chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên của các cô gái sớm hơn 1,3 tháng. Điều tương tự xảy ra với phenol triclosan, với thời gian là 1 tháng. Con số thoạt nhìn có vẻ nhỏ nhưng với thói quen sử dụng hóa mỹ phẩm của từng người, nồng độ các hóa chất này trong nước tiểu người này có thể nhiều hơn người kia rất nhiều lần.

Biên lai chứa chất BPA gây ung thư vú

Các loại giấy in hóa đơn đó có chứa một chất cực độc là BPA. Hóa chất này có thể xâm nhập vào cơ thể chỉ qua việc tiếp xúc bằng tay. BPA tăng nguy cơ mắc các bệnh về nội tiết tố và ung thư vú.

Chảo chống dính

Chảo chống dính được làm nóng ở nhiệt độ cao có thể làm tan lớp phủ, giải phóng một loại khí độc hại, có hại cho sức khỏe của bạn.

Trước những đồ vật quen thuộc nhưng độc hại trên, để hạn chế tối đa Tiến sĩ Teresa M. Attina đến từ nhóm nghiên cứu của Trung tâm Y tế Langone cho biết, có những bước đơn giản và an toàn mà chúng ta có thể thực hiện để hạn chế tiếp xúc với các hóa chất gây rối loạn nội tiết.

Các hành động đơn giản bao gồm không sử dụng hộp nhựa trong lò vi sóng, không sử dụng túi nilon, rửa hộp đựng thức ăn bằng tay thay vì máy rửa chén.

Tiến sĩ Attina nói mọi người cũng nên tránh sử dụng hộp và chai nhựa có nhãn số 3, 6 và 7, tương tứng với nhựa polyvinyl clorua (PVC), polystyren (PS) và nhựa không phân loại. Chúng có khả năng cao chứa phthalate. Đối với phụ nữ, họ nên chuyển sang sử dụng các mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên.

An Dương



Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2019

4 mẹo tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa ngày hè

Hôm nay Kynguyenso sẽ giới thiệu với bạn đọc một số mẹo nhỏ, giúp tiết kiệm tiền khi sử dụng điều hòa trong mùa nóng.




Máy lạnh là thiết bị không thể thiếu đối với nhiều gia đình trong những ngày hè nắng nóng. Tuy nhiên, vấn đề là làm thế nào để lắp máy lạnh tối ưu và ít tốn tiền điện nhất?

Có rất nhiều cách để tiết kiệm điện khi sử dụng máy lạnh nhưng vẫn đảm bảo mát mẻ, thậm chí việc dùng đúng và hiểu rõ các chức năng trên remote cũng giúp bạn có thể cắt giảm đáng kể tiền điện trong tháng.

1. Lựa chọn loại máy lạnh phù hợp với nhu cầu


Đây là yếu tố đầu tiên mà bạn cần quan tâm khi chọn mua máy lạnh. Để tránh lãng phí điện năng và đạt được hiệu quả làm mát tốt nhất, người dùng nên chọn máy lạnh có công suất phù hợp với phòng theo công thức sau:

Công suất máy (HP) = thể tích phòng (dài x rộng x cao)/40. Nếu phòng đông người hoặc bị nắng chiếu trực tiếp, bạn chia cho 35 thay vì 40. Ví dụ, đối với một căn phòng bình thường có chiều dài, rộng và cao lần lượt là 4 x 4 x 4 mét, bạn chỉ nên mua máy lạnh có công suất khoảng 1,5 HP. Tất nhiên, những yếu tố như ánh nắng chiếu trực tiếp vào phòng, các thiết bị trong phòng hoặc phòng đông người,… có thể ảnh hưởng đến khả năng làm mát của máy lạnh. Do đó, người dùng nên lựa chọn máy lạnh có công suất phù hợp với căn phòng.

2. Không lắp đặt điều hòa và cục nóng chung trong phòng


Theo tư vấn của một trung tâm điện máy, trong quá trình hoạt động, máy lạnh sẽ thổi không khí lạnh để làm mát căn phòng, cục nóng sẽ có nhiệm vụ hút khí nóng trong phòng và đẩy ra ngoài.

Do đó, bạn bắt buộc phải lắp cục nóng ở bên ngoài phòng. Trong trường hợp lắp đặt sai cách (máy lạnh và cục nóng cùng một phòng), hiệu quả làm mát sẽ không có và tiền điện sẽ tăng cao.

Sai Lam Khi Lap Dieu Hoa

Bên cạnh đó, nhiều người vẫn có suy nghĩ việc lắp đặt chung máy lạnh cho hai phòng (đặt giữa) sẽ giúp tiết kiệm tiền và công lắp đặt. Tuy nhiên, theo một kỹ thuật viên có kinh nghiệm, nếu dùng chung một máy lạnh cho hai phòng, quá trình làm mát sẽ chậm hơn và tốn điện hơn bởi máy sẽ phải làm việc hết công suất.

3. Sử dụng đúng chế độ


Thông thường, trên remote máy lạnh sẽ có hai chế độ để bạn lựa chọn là Cool (biểu tượng bông tuyết) và Dry (biểu tượng giọt nước). Cả hai đều có chức năng hoàn toàn khác nhau, cụ thể, chế độ Cool sẽ giúp giảm nhiệt độ phòng xuống để làm lạnh và duy trì nhiệt độ ở mức ổn định, trong khi đó, chế độ Dry chỉ thực hiện chức năng khử ẩm, duy trì nhiệt độ hiện tại của phòng.


Khi chuyển sang chế độ Dry, hơi ẩm trong phòng sẽ bị hạ xuống khiến mồ hôi bay hơi nhanh hơn nên bạn sẽ cảm thấy mát mẻ hơn. Về cơ bản, người dùng chỉ nên sử dụng chế độ Dry trong những ngày trời không quá nóng (nhiệt độ dưới 36 độ C) và độ ẩm không khí cao. Ngược lại, trong những ngày trời khô nóng, việc sử dụng Dry sẽ không còn ý nghĩa vì có thể gây khô da, nứt nẻ môi và tay chân. Nguyên nhân do độ ẩm không khí đã thấp, việc lấy đi nước sẽ khiến không khí khô hơn.

Nhìn chung, việc sử dụng chế độ Dry sẽ giúp bạn tiết kiệm được một phần điện năng so với chế độ Cool, nhưng khả năng làm mát sẽ không thực sự hiệu quả nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao.

4. Không bật/tắt, tăng/giảm nhiệt độ liên tục


Nhiều người thường có thói quen khi cảm thấy nóng thì bật máy lạnh, khi đã đủ lạnh lại tắt để tiết kiệm điện. Tuy nhiên, việc này hoàn toàn sai lầm và còn khiến thiết bị tiêu thụ nhiều điện năng hơn vì phải khởi động và làm lạnh lại từ đầu, ngoài ra độ bền của máy lạnh cũng sẽ phần nào giảm xuống. Cách tốt nhất là bạn hãy luôn bật máy lạnh và chỉ tắt trước khi ra khỏi phòng khoảng 30-45 phút.


Đồng thời sử dụng thêm quạt để không khí lạnh lưu thông tốt hơn, tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng quạt trong khoảng 15-20 phút đầu khi mới khởi động máy lạnh, sau đó nên tắt đi để tránh gây lãng phí.

Trên đây là một số cách đơn giản để tiết kiệm điện khi sử dụng máy lạnh vào mùa nóng.

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2019

Cần vệ sinh lò vi sóng, lò nướng tránh vi khuẩn, nấm mốc

Vệ sinh bếp là việc làm thường xuyên và cần thiết. Tuy nhiên, khi vệ sinh bếp, chúng ta thường chỉ có thói quen vệ sinh khu vực nấu nướng, các loại giẻ lau, giẻ rửa bát…, ít ai chú ý đến các thiết bị điện như lò vi sóng, lò nướng.




Ông Nguyễn Thành Vinh, Công ty vệ sinh Nhà sạch cho biết: Rất nhiều người quên mất việc vệ sinh Lò nướng , lò vi sóng . Tuy nhiên, có một thực tế, lò nướng, lò vi sóng lại chính là những môi trường rất dễ bị vi khuẩn, nấm mốc tấn công.

vệ sinh lò vi sóng, lò nướng

Nguyên nhân là trong quá trình sử dụng dầu mỡ, thậm chí là cả thực phẩm bị bắn ra, ẩn nấp trong lò cộng thêm với môi trường kín bí, vi khuẩn và nấm mốc nhanh chóng tấn công.

Đây chính là lý do không ít người khi mở lò vi sóng, lò nướng ra và phát hoảng khi nấm xanh, nấm đỏ bám đầy trong lò.

Vì vậy, đừng quên những thiết bị này. Hãy vệ sinh chúng ngay sau mỗi lần sử dụng. Thậm chí, ngay cả khi bạn ít sử dụng, hàng tuần bạn cũng cần mở chúng ra để kiểm tra.

Lý do là việc vệ sinh thông thường đôi khi không sạch hết vết bẩn, trong khi lò nướng, lò vi sóng thường được đóng kín. Môi trường kín tối sẽ khiến chỉ một vết bẩn nhỏ cũng nhanh chóng làm vi khuẩn, nấm mốc tấn công. Việc vệ sinh lò nướng, lò vi sóng không hề khó. Thay vì sử dụng nước rửa chén, nước lau kính, bạn nên lựa chọn những vật liệu thân thiện và an toàn như giấm, chanh, cồn…

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2019

Nồi cơm điện hỏng nhanh chóng vì những thói quen của bà nội trợ

Nồi cơm điện là sản phẩm gia dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên nhiều người thường mắc sai lầm khi sử dụng khiến nồi cơm nhanh hỏng.





Theo tổ tư vấn, khi vo gạo người dùng không nên vo trực tiếp trong nồi con của nồi cơm điện. Nguyên nhân là bởi khi dùng nồi con vo gạo dễ làm bong tróc lớp chống dính, dễ bị va đập làm nồi cơm bị móp gây ra hiện tượng tiếp xúc với mâm nhiệt không tốt, gia nhiệt không đều làm cơm bị nhão.

Không lau khô mặt ngoài của nồi cơm điện


Việc không lau khô mặt ngoài của nồi cơm cũng là một sai lầm nhiều bà nội trợ mắc. Khi không lau khô nước sẽ đọng xuống đáy nồi gây ra tiếng nổ lộp bộp, thậm chí là dễ gây chập cháy rơ le. Do đó, nên lau khô mặt ngoài và đáy của lòng nồi cơm trước khi đặt nồi vào nồi cơm điện. Việc này giúp bảo vệ mâm nhiệt và rơ le không bị bụi bẩn, tránh dị vật rơi vào gây mùi khét.

Thoi Quen Sai Lam Voi Noi Com Dien



Sai lầm khi sử dụng nồi cơm điện sẽ khiến cho nồi cơm nhanh hỏng, cơm không ngon



Dùng 1 tay đặt nồi con vào nồi cơm điện


Khi dùng một tay để nồi cơm con vào nồi cơm điện sẽ dễ gây trầy xước, méo rơ le, làm nhiệt tỏa không đều và gây ra hiện tượng cơm bị sượng. Vì thế hãy dùng cả 2 tay khi đặt nồi con vào nồi cơm điện để đảm bảo nồi con và đĩa nhiệt tiếp xúc tốt nhất.

Bít lỗ thoát hơi


Khi nấu cơm, không bít kín lỗ thoát hơi của nồi cơm điện. Không mở nắp khi nấu cơm. Khi cơm chín, mở nắp nồi cơm dùng muỗng xới cơm cho tơi rồi đậy nắp lại để giữ nóng cho cơm.

Bấm nấu lại nhiều lần


Đây là thói quen của đa số người dùng vì nghĩ rằng bấm lại nồi cơm sẽ ngon hơn. Việc này dẫn đến rơ-le bật liên tục dẫn đến giảm tuổi thọ của nồi cơm.





Nấu món khác với nồi cơm điện


Nồi cơm điện ngoài nấu cơm còn có thể dùng hấp bánh, nấu xôi, nấu cháo, luộc rau. Tuy nhiên, không chế biến món hầm hay món xào với nồi cơm điện vì sẽ làm nồi mau bị hỏng.

Theo Viet Q