Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2019

4 mẹo tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa ngày hè

Hôm nay Kynguyenso sẽ giới thiệu với bạn đọc một số mẹo nhỏ, giúp tiết kiệm tiền khi sử dụng điều hòa trong mùa nóng.




Máy lạnh là thiết bị không thể thiếu đối với nhiều gia đình trong những ngày hè nắng nóng. Tuy nhiên, vấn đề là làm thế nào để lắp máy lạnh tối ưu và ít tốn tiền điện nhất?

Có rất nhiều cách để tiết kiệm điện khi sử dụng máy lạnh nhưng vẫn đảm bảo mát mẻ, thậm chí việc dùng đúng và hiểu rõ các chức năng trên remote cũng giúp bạn có thể cắt giảm đáng kể tiền điện trong tháng.

1. Lựa chọn loại máy lạnh phù hợp với nhu cầu


Đây là yếu tố đầu tiên mà bạn cần quan tâm khi chọn mua máy lạnh. Để tránh lãng phí điện năng và đạt được hiệu quả làm mát tốt nhất, người dùng nên chọn máy lạnh có công suất phù hợp với phòng theo công thức sau:

Công suất máy (HP) = thể tích phòng (dài x rộng x cao)/40. Nếu phòng đông người hoặc bị nắng chiếu trực tiếp, bạn chia cho 35 thay vì 40. Ví dụ, đối với một căn phòng bình thường có chiều dài, rộng và cao lần lượt là 4 x 4 x 4 mét, bạn chỉ nên mua máy lạnh có công suất khoảng 1,5 HP. Tất nhiên, những yếu tố như ánh nắng chiếu trực tiếp vào phòng, các thiết bị trong phòng hoặc phòng đông người,… có thể ảnh hưởng đến khả năng làm mát của máy lạnh. Do đó, người dùng nên lựa chọn máy lạnh có công suất phù hợp với căn phòng.

2. Không lắp đặt điều hòa và cục nóng chung trong phòng


Theo tư vấn của một trung tâm điện máy, trong quá trình hoạt động, máy lạnh sẽ thổi không khí lạnh để làm mát căn phòng, cục nóng sẽ có nhiệm vụ hút khí nóng trong phòng và đẩy ra ngoài.

Do đó, bạn bắt buộc phải lắp cục nóng ở bên ngoài phòng. Trong trường hợp lắp đặt sai cách (máy lạnh và cục nóng cùng một phòng), hiệu quả làm mát sẽ không có và tiền điện sẽ tăng cao.

Sai Lam Khi Lap Dieu Hoa

Bên cạnh đó, nhiều người vẫn có suy nghĩ việc lắp đặt chung máy lạnh cho hai phòng (đặt giữa) sẽ giúp tiết kiệm tiền và công lắp đặt. Tuy nhiên, theo một kỹ thuật viên có kinh nghiệm, nếu dùng chung một máy lạnh cho hai phòng, quá trình làm mát sẽ chậm hơn và tốn điện hơn bởi máy sẽ phải làm việc hết công suất.

3. Sử dụng đúng chế độ


Thông thường, trên remote máy lạnh sẽ có hai chế độ để bạn lựa chọn là Cool (biểu tượng bông tuyết) và Dry (biểu tượng giọt nước). Cả hai đều có chức năng hoàn toàn khác nhau, cụ thể, chế độ Cool sẽ giúp giảm nhiệt độ phòng xuống để làm lạnh và duy trì nhiệt độ ở mức ổn định, trong khi đó, chế độ Dry chỉ thực hiện chức năng khử ẩm, duy trì nhiệt độ hiện tại của phòng.


Khi chuyển sang chế độ Dry, hơi ẩm trong phòng sẽ bị hạ xuống khiến mồ hôi bay hơi nhanh hơn nên bạn sẽ cảm thấy mát mẻ hơn. Về cơ bản, người dùng chỉ nên sử dụng chế độ Dry trong những ngày trời không quá nóng (nhiệt độ dưới 36 độ C) và độ ẩm không khí cao. Ngược lại, trong những ngày trời khô nóng, việc sử dụng Dry sẽ không còn ý nghĩa vì có thể gây khô da, nứt nẻ môi và tay chân. Nguyên nhân do độ ẩm không khí đã thấp, việc lấy đi nước sẽ khiến không khí khô hơn.

Nhìn chung, việc sử dụng chế độ Dry sẽ giúp bạn tiết kiệm được một phần điện năng so với chế độ Cool, nhưng khả năng làm mát sẽ không thực sự hiệu quả nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao.

4. Không bật/tắt, tăng/giảm nhiệt độ liên tục


Nhiều người thường có thói quen khi cảm thấy nóng thì bật máy lạnh, khi đã đủ lạnh lại tắt để tiết kiệm điện. Tuy nhiên, việc này hoàn toàn sai lầm và còn khiến thiết bị tiêu thụ nhiều điện năng hơn vì phải khởi động và làm lạnh lại từ đầu, ngoài ra độ bền của máy lạnh cũng sẽ phần nào giảm xuống. Cách tốt nhất là bạn hãy luôn bật máy lạnh và chỉ tắt trước khi ra khỏi phòng khoảng 30-45 phút.


Đồng thời sử dụng thêm quạt để không khí lạnh lưu thông tốt hơn, tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng quạt trong khoảng 15-20 phút đầu khi mới khởi động máy lạnh, sau đó nên tắt đi để tránh gây lãng phí.

Trên đây là một số cách đơn giản để tiết kiệm điện khi sử dụng máy lạnh vào mùa nóng.

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2019

Cần vệ sinh lò vi sóng, lò nướng tránh vi khuẩn, nấm mốc

Vệ sinh bếp là việc làm thường xuyên và cần thiết. Tuy nhiên, khi vệ sinh bếp, chúng ta thường chỉ có thói quen vệ sinh khu vực nấu nướng, các loại giẻ lau, giẻ rửa bát…, ít ai chú ý đến các thiết bị điện như lò vi sóng, lò nướng.




Ông Nguyễn Thành Vinh, Công ty vệ sinh Nhà sạch cho biết: Rất nhiều người quên mất việc vệ sinh Lò nướng , lò vi sóng . Tuy nhiên, có một thực tế, lò nướng, lò vi sóng lại chính là những môi trường rất dễ bị vi khuẩn, nấm mốc tấn công.

vệ sinh lò vi sóng, lò nướng

Nguyên nhân là trong quá trình sử dụng dầu mỡ, thậm chí là cả thực phẩm bị bắn ra, ẩn nấp trong lò cộng thêm với môi trường kín bí, vi khuẩn và nấm mốc nhanh chóng tấn công.

Đây chính là lý do không ít người khi mở lò vi sóng, lò nướng ra và phát hoảng khi nấm xanh, nấm đỏ bám đầy trong lò.

Vì vậy, đừng quên những thiết bị này. Hãy vệ sinh chúng ngay sau mỗi lần sử dụng. Thậm chí, ngay cả khi bạn ít sử dụng, hàng tuần bạn cũng cần mở chúng ra để kiểm tra.

Lý do là việc vệ sinh thông thường đôi khi không sạch hết vết bẩn, trong khi lò nướng, lò vi sóng thường được đóng kín. Môi trường kín tối sẽ khiến chỉ một vết bẩn nhỏ cũng nhanh chóng làm vi khuẩn, nấm mốc tấn công. Việc vệ sinh lò nướng, lò vi sóng không hề khó. Thay vì sử dụng nước rửa chén, nước lau kính, bạn nên lựa chọn những vật liệu thân thiện và an toàn như giấm, chanh, cồn…

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2019

Nồi cơm điện hỏng nhanh chóng vì những thói quen của bà nội trợ

Nồi cơm điện là sản phẩm gia dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên nhiều người thường mắc sai lầm khi sử dụng khiến nồi cơm nhanh hỏng.





Theo tổ tư vấn, khi vo gạo người dùng không nên vo trực tiếp trong nồi con của nồi cơm điện. Nguyên nhân là bởi khi dùng nồi con vo gạo dễ làm bong tróc lớp chống dính, dễ bị va đập làm nồi cơm bị móp gây ra hiện tượng tiếp xúc với mâm nhiệt không tốt, gia nhiệt không đều làm cơm bị nhão.

Không lau khô mặt ngoài của nồi cơm điện


Việc không lau khô mặt ngoài của nồi cơm cũng là một sai lầm nhiều bà nội trợ mắc. Khi không lau khô nước sẽ đọng xuống đáy nồi gây ra tiếng nổ lộp bộp, thậm chí là dễ gây chập cháy rơ le. Do đó, nên lau khô mặt ngoài và đáy của lòng nồi cơm trước khi đặt nồi vào nồi cơm điện. Việc này giúp bảo vệ mâm nhiệt và rơ le không bị bụi bẩn, tránh dị vật rơi vào gây mùi khét.

Thoi Quen Sai Lam Voi Noi Com Dien



Sai lầm khi sử dụng nồi cơm điện sẽ khiến cho nồi cơm nhanh hỏng, cơm không ngon



Dùng 1 tay đặt nồi con vào nồi cơm điện


Khi dùng một tay để nồi cơm con vào nồi cơm điện sẽ dễ gây trầy xước, méo rơ le, làm nhiệt tỏa không đều và gây ra hiện tượng cơm bị sượng. Vì thế hãy dùng cả 2 tay khi đặt nồi con vào nồi cơm điện để đảm bảo nồi con và đĩa nhiệt tiếp xúc tốt nhất.

Bít lỗ thoát hơi


Khi nấu cơm, không bít kín lỗ thoát hơi của nồi cơm điện. Không mở nắp khi nấu cơm. Khi cơm chín, mở nắp nồi cơm dùng muỗng xới cơm cho tơi rồi đậy nắp lại để giữ nóng cho cơm.

Bấm nấu lại nhiều lần


Đây là thói quen của đa số người dùng vì nghĩ rằng bấm lại nồi cơm sẽ ngon hơn. Việc này dẫn đến rơ-le bật liên tục dẫn đến giảm tuổi thọ của nồi cơm.





Nấu món khác với nồi cơm điện


Nồi cơm điện ngoài nấu cơm còn có thể dùng hấp bánh, nấu xôi, nấu cháo, luộc rau. Tuy nhiên, không chế biến món hầm hay món xào với nồi cơm điện vì sẽ làm nồi mau bị hỏng.

Theo Viet Q



Thứ Hai, 6 tháng 5, 2019

Việc nhà 'dễ thở' hơn với 16 mẹo vặt hữu ích sau

Trong cuộc sống, không tránh khỏi có rất nhiều thứ mà chúng ta muốn làm sạch nhưng rất khó và thậm chí cả những chất tẩy rửa cũng chưa chắc đã rửa được. Thế nhưng chỉ cần vận dụng một chút trí sáng tạo của bản thân và một số dụng cụ đơn giản, giá "bình dân", chúng ta có thể dễ dàng loại bỏ vấn đề này.




Mẹo 1: Chữa tắc cống bồn rửa với ống hút 


Bước 1: Cắt ống hút thành các đoạn nhỏ như hình 


Bước 2: Dùng 1 sợi dây nhựa xỏ ống hút tạo thành hình chữ thập. Sau đó, nối 2 đầu của dây lại thành một cái tay cầm. 


Bước 3: Đưa đầu không cột dây xuống cống thoát ở bồn. Chọc nhẹ rồi rút ra. Vậy là tóc và những loại rác chẳng may lọt xuống đã được lôi lên nhanh gọn, nhẹ nhàng và sạch sẽ. 

Mẹo 2: Chữa vòi sen bị tắc chỉ với giấm 

Chỉ cần để đầu vòi sen vào trong một bát nước giấm qua đêm là sáng hôm sau vòi sen sẽ trở lại hoạt động bình thường. Dấm chính là một nguyên liệu làm sạch tự nhiên và phổ biến cho đến tận ngày nay.


Để vòi sen trong một bát giấm cả đêm sẽ chữa được hiện tượng tắc vòi. 

Mẹo 3: Chữa tắc cống bôn rửa với các nguyên liệu rẻ và dễ kiếm 

Giờ đây, mỗi khi cống thoát của bồn rửa mặt tắc bạn sẽ không còn phải lo lắng nữa vì chỉ với một chút bột baking soda, chút giấm và chút nước nóng đổ vào và chờ trong 1 tiếng đồng hồ, bồn rửa mặt của bạn sẽ lại thông thoáng như vừa mới lắp.


Cống sẽ thông chỉ với ba nguyên liệu. 

Các chất tẩy rửa như baking soda và giấm sẽ giúp làm sạch đường thoát và nước nóng giúp bẩn dễ phân hủy và cuốn đi hơn.

Mẹo 4: Vòi bóng loáng chỉ với kem đánh răng 

Kem đánh răng ngoài tác dụng làm sạch và trắng răng thì còn có rất nhiều công dụng khác. Một trong số đó là dùng để làm sạch đồ đạc với chất liệu như inox. Vì vậy, chỉ cần chút kem đánh răng , sau đó dùng khăn trải đều ra khắp các bề mặt vòi, bạn có thể biến chiếc vòi cũ kỹ và rỉ sét của mình trở lại dáng vẻ sáng bóng như vừa mua.


Vòi rửa mặt bóng loáng chỉ với kem đánh răng. 

Mẹo 5: Làm sạch đường chỉ gạch 

Rất nhiều người biết cách làm tường hay sàn gạch sạch sẽ nhưng làm thế nào để đường chỉ giữa những viên gạch cũng trắng sạch?


Đường chỉ gạch sạch sẽ với kem đánh răng. Chỉ với kem đánh răng và một chiếc bàn chải cũ, tường và sàn gạch sẽ có đường chỉ gạch sạch sẽ trong tích tắc.

Mẹo 6: Biến tấu miếng bọt biển rửa bát để rửa được lọ cao cổ và cổ lọ hẹp 

Bước 1: Dùng dao rạch một đường ở dưới miếng rửa bát sao cho độ dài đường rạch bằng với đầu của chiếc kẹp. Làm tương tự với miếng thứ 2 và đầu còn lại.

Bước 2: Sử dụng thành quả của bạn để cọ rửa lọ một cách dễ dàng. Chiếc kẹp là trợ thủ đắc lực để cọ rửa các loại lọ cao và hẹp.



Mẹo 7: Làm sạch lò vi sóng 


Bước 1: Vắt nước nửa quả chanh vào một bát thủy tinh. Để cả vỏ chanh vừa vắt vào bát.

Bước 2: Thêm một chút nước vào hỗn hợp trên.

Bước 3: Cho hồn hợp vào lò vi sóng và để nóng trong vòng 4 phút.

Bước 4: Bỏ bát hồn hợp ra ngoài, dùng một chiếc khăn lau nhẹ nhàng toàn bộ bên trong lò. Kết quả lò vi sóng không chỉ bóng sạch mà còn thoang thoảng mùi thơm của tinh dầu chanh.


Chanh sẽ giúp bên trong lò sạch sẽ và khử được mùi thức ăn bám lại lò. 

Mẹo 8: Làm sáng bạc cũ tại gia

Bước 1: Thả một lá nhôm và một chút bột baking soda vào một nồi nước sôi.

Bước 2: Đun sôi hỗn hợp trên.

Bước 3: Thả đồ bạc cần làm sáng vào dung dịch sôi trên trong 5 phút và lấy ra. Đồ bạc sẽ ngay lập tức sáng bóng trở lại như vừa mua.

Mẹo 9: Khử mùi thức ăn khó chịu trên tay 

Đôi khi trong quá trình sơ chế một số nguyên liệu, tay chúng ta bị dính mùi khó chịu của chúng. Cách giải quyết thứ mùi đáng ghét này chỉ đơn giản với môt nửa quả chanh và sau đó là một chút kem đánh răng xoa đều khắp tay là mùi thức ăn dù có dai đến mấy cũng hết bay.

Mẹo 10: Vỏ chuối làm bóng giày da 

Trước đây, vỏ chuối thường được biết đến với công dụng làm trắng răng. Thế nhưng, vỏ chuối bên cạnh đó còn có thể thay thế xi bóng đánh giày da.


Vỏ chuối dùng như si đánh bóng giày da. 

Mẹo 11: Làm sạch đèn pha ô tô với kem đánh răng 

Đơn giản, chỉ cần một chút kem đánh răng cùng một chiếc khăn để xoa đều kem lên đèn pha. Sau đó, lau lại với khăn sạch là xe đã có đèn pha sáng như vừa mới ra khỏi gara.


Đèn pha xe sáng sạch nhờ kem đánh răng. 

Mẹo 12: Loại bỏ lông bị sổ trên quần áo 

Đôi khi giặt, lông trên một số quần áo làm từ những chất liệu như len rất dễ bị sổ ra. Tuy nhiên, chỉ với chiếc một chiếc dao cạo râu, toàn bộ lông sẽ bị loại bỏ khỏi quần áo.


Dùng dao cạo chải từ trên xuống dưới trên bề mặt quần áo. Lông bị sổ ra sẽ được loại bỏ. 

Mẹo 13: Loại bỏ mùn cưa trên thớt với chanh và muối. 

Bước 1: Rải muối trên bề mặt thớt.

Bước 2: Dùng nửa quả chanh chà trên bề mặt thớt đã rải muối và rửa sạch lại với nước.

Mẹo 14: Tạo dụng cụ để rửa chân nướng dùng trong lò vi sóng

Dùng dao cắt miếng rửa bát thành những ô vuông nhỏ như hình và dùng miếng rửa bát vừa tạo như bình thường.


Cắt miếng rửa bát thành các ô nhỏ. 

Mẹo 15 : Cọ nồi cháy chưa bao giờ dễ dàng và nhẹ nhàng đến thế 

Bước 1: Nhỏ một vài giọt dầu rửa bát vào nồi.

Bước 2: Đổ thêm nước vào nồi.

Bước 3: Bỏ một miếng khăn giấy vào nồi và chờ 1 tiếng đồng hồ.

Bước 4: Đổ nước trong nồi đi và dùng miếng khăn giấy lau qua lại một lần nữa là nồi lại sáng sạch trở lại


Nồi sạch cháy mà không cần tốn nhiều công sức chà rửa. 

Mẹo 16 : Làm sạch vết ố do rượu vang đỏ đổ lên. 

Bước 1: Rắc muối lên vết ố.

Bước 2: Cho một ít rượu trắng lên vết ố và mang đi giặt như bình thường.


Vết ố bị tẩy đi nhanh chóng mà không mất nhiều công vò. 

Hy vọng, những mẹo vặt trên sẽ giúp cho công việc dọn dẹp của các bà nội trợ trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.

(Theo Hà Thu)

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

Cách sử dụng tủ lạnh và tiết kiệm điện khi đặt một bát nước vào buổi tối

Trước khi ngủ, bạn nên lấy một bát nước đặt vào ngăn đá tủ lạnh. Tuy nhiên, lưu ý phải thực hiện đúng thời gian là ban đêm thì mới có tác dụng. Hãy tham khảo cách làm này sớm.




1. Bỏ bát nước vào tủ lạnh như thế nào?


Trước khi ngủ, bạn lấy một bát nước đặt vào ngăn đá tủ lạnh. Mọi người lưu ý phải thực hiện đúng thời gian là ban đêm thì mới có tác dụng.

Vào sáng ngày hôm sau, bạn hãy lấy bát nước đó ra rồi cất xuống ngăn mát. Nhớ lặp lại cách này mỗi ngày để thấy hiệu quả tốt nhất.


2. Lợi ích:


Khi bạn hiểu được nguyên lý làm mát của tủ lạnh, bạn sẽ hiểu rõ ưu điểm của cách làm này. Vào ban đêm, tủ lạnh không sử dụng, để bát nước/hoặc khay nước vào ngăn đá thì khả năng làm lạnh sẽ nhanh và không tiêu hao điện năng lớn như ban ngày.






Hieu Qua Bat Ngo Khi Dat Bat Nuoc Vao Tu Lanh Truoc Khi Ngu
Ảnh minh họa.

Khi để khay/bát nước đông đá trên ngăn mát, chúng sẽ tự rã đông dần dần cho đến khi tan hết. Từ đó cung cấp khí mát mà không cần phải dùng đến điện để làm mát ngăn bảo quản này. Vì vậy tủ lạnh sẽ không phải tiêu hao quá nhiều điện năng.



Ngoài ra, trong quá trình rã đông trong ngăn mát, bát nước này cung cấp nước "tươi" cho thực phẩm, khiến rau quả không bị héo nhanh, đỡ bị mất nước, duy trì được độ tươi ngon, kéo dài thời gian bảo quản, đạt được mục đích cao nhất là làm tươi thực phẩm trong thời gian dài hơn.


* Lưu ý cách sử dụng tủ lạnh



1. Không nên để tủ lạnh quá rỗng hay quá đầy thực phẩm


Khi để quá ít thực phẩm trong tủ lạnh, tủ lạnh vẫn chạy đều gây ra hao phí điện. Nhưng nếu để quá nhiều đồ lại khiến cho hơi lạnh trong tủ tỏa ra không đều, tạo ra gánh nặng trong quá trình vận hành của tủ, gây tổn thất và làm giảm độ bền của máy.



2. Hạn chế số lần mở cửa tủ lạnh nếu không cần thiết


Khi nhiệt độ trong tủ lạnh chạy tới một mức độ ổn định, là máy sẽ chạy trong trạng thái tĩnh và không tiêu thụ điện năng quá nhiều. Nếu chúng ta liên tục mở cánh cửa tủ lạnh, sẽ làm cho hơi lạnh thất thoát ra ngoài, mỗi lần như vậy máy lại tiếp tục chạy để bù đắp nhiệt độ, gây ra hao phí điện năng nhiều hơn.

Kinh nghiệm cho bạn là hãy nghĩ trước khi mở tủ lạnh xem mình cần những đồ dùng gì, sau đó mở tủ ra lấy nhanh toàn bộ đồ trong 1 lần và đóng cửa tủ lại. Điều này nên tạo thành thói quen cho mọi người trong gia đình để hiểu nguyên tắc tiết kiệm điện.


3. Phải làm mát thức ăn nóng trước khi cho vào tủ lạnh


Tất cả thực phẩm đang còn nóng nếu muốn cho vào tủ lạnh thì nhất định phải để nguội hoặc làm mát đến nhiệt độ bình thường rồi mới được cho vào tủ.

Nguyên tắc là nếu cho đồ nóng vào tủ lạnh, máy lạnh sẽ phải tăng năng suất để cung cấp hơi mát cho thực phẩm, khiến điện năng tiêu hao nhiều hơn.

Bên cạnh đó, hơi nóng có trong thực phẩm khi tỏa ra ngoài sẽ tạo nên sương mù, bám vào thành tủ sẽ gây ám mùi và khó vệ sinh.


Theo Nga Nga/Khỏe & Đẹp

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019

Tủ lạnh rò rỉ ga: "quả bom" độc hại khôn lường

Tủ lạnh bị rò rỉ gas là một trong những nguyên nhân khiến tủ không thể làm lạnh nhưng nguy hiểm hơn cả chính là có thể gây ngộ độc nếu lượng ga rò rỉ quá nhiều mà không hề hay biết.



Về mặt bản chất gas trong tủ lạnh không bị phá hủy và là một hệ thống tuần hoàn kín do vậy hiện tượng hết gas hoặc thiếu gas sẽ bắt nguồn từ việc đường ống hoặc các mối nối bị hở, bị thủng dẫn đến hiện tượng xì gas, hết gas.


Ngoài ra, những tủ lạnh có tuổi thọ cao thường rất dễ xảy ra tình trạng này. Các lỗ mọt xuất hiện li ti làm thoát khí gas trong dàn từ từ chứ không nhanh, nên thường thì ta không phát hiện sớm. Chỉ đến khi tủ lạnh yếu lạnh hay không còn gas nữa.


Cũng có thể do quá trình sản xuất các mối hàn không được kín, không chắc chắn nên sau một thời gian sử dụng thì sẽ gây ra xì gas. Nhưng cũng có thể do vấn đề sửa chữa trước đó làm hở các mối hàn.





Tu Lanh Ro Ri Gas
Tủ lạnh rò rỉ gas vô cùng nguy hiểm nên nhận biết sớm để xử lý

Tủ lạnh xì gas hoặc thiếu gas là một trong những nguyên nhân khiến cho tủ lạnh không làm lạnh. Nếu như không sớm khắc phục và bơm gas cho tủ lạnh có thể khiến cho thiết bị gặp phải những hư hỏng khác ngoài ý muốn. Bên cạnh đó khi tủ lạnh không đủ lạnh có thể khiến cho thức ăn dự trữ trong tủ lạnh bị hư hỏng và tạo ra những mùi hôi khó chịu bên trong tủ lạnh.


Nguy hiểm hơn cả là khi tủ lạnh bị rò rỉ gas sẽ gây mùi amoniac khó chịu. Theo tính toán, khoảng 0,44 kg gas lạnh/1m3 không khí thì có thể bị ngạt do thiếu dưỡng khí. Hầu hết các loại gas lạnh là không độc trừ Amoniac. Amoniac rất độc, gây kích thích niêm mạc, mắt, dạ dày, gây co thắt cơ quan hô hấp, làm bỏng da.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu điện lạnh cho biết, con người chỉ ngạt khi phòng phải có lượng gas của 260 tủ lạnh hoặc 26 máy điều hoà xả trong phòng 60m2, do lượng gas nạp trong tủ lạnh chỉ khoảng 0,1kg, còn trong máy điều hoà 3,5 kW (12.000Btu/h) khoảng 1,0kg.














Gas amoniac chỉ dùng trong lạnh công nghiệp công suất lớn, không có trong lạnh dân dụng nên ít gặp, hơn nữa có mùi hắc rất khó ngửi nên dễ phòng tránh.


Xong, theo các chuyên gia, tuy lượng gas lạnh nạp chỉ khoảng 0,1kg cho 1 tủ lạnh nhưng nếu có lẫn không khí và động cơ rò điện, gây ra tia lửa điện thì tủ lạnh có thể trở thành một quả bom.


Thành phần clo của gas lạnh freon còn là thủ phạm phá huỷ tầng ôzôn. Gas lạnh bị xì vào không khí tuy rất bền vững nhưng dần dần bay lên đến tầng bình lưu, bị tác động của tia tử ngoại, phân huỷ ra clo nguyên tử, phân huỷ ôzôn thành O2 và nguyên tử ôxi đơn O.


Một điều đặc biệt nguy hiểm cần lưu ý là khi có mặt sắt, thép làm chất xúc tác (khi thợ lạnh dùng đèn khò sửa chữa máy lạnh) các freon (một loại gas lạnh) phân huỷ ở 550oC có thành phần fosgen rất độc hại cho sức khỏe con người.


(Theo Viet Q)

Đặt 1 chiếc tất lên điều hòa khiến căn phòng vừa thơm lại sạch côn trùng

Trời càng nắng nóng, nhu cầu sử dụng điều hòa càng tăng, nhưng nếu sử dụng điều hòa không đúng cách sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.





Chúng ta đều hiểu rằng không khí điều hòa rất khó chịu và chất lượng không khí cũng rất kém, không tốt cho sức khỏe. Nhưng thời tiết nóng bức như thế này thì không thể không sử dụng điều hòa. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Phương pháp rất đơn giản và hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn điều đó.






Đầu tiên, hãy chuẩn bị một chiếc tất mỏng và một miếng bọt rửa bát.




lưu ý khi sử dụng điều hòa, mẹo hay, mẹo hay khi dùng điều hòa


Đổ một chút dầu gió và dung dịch khử mùi nhà vệ sinh lên miếng bọt rửa bát bởi nó có tác dụng thanh lọc không khí, đuổi muỗi và côn trùng.

lưu ý khi sử dụng điều hòa, mẹo hay, mẹo hay khi dùng điều hòa










Đặt miếng bọt rửa bát này vào trong chiếc tất, đặt vào phần lỗ thông hơi của điều hòa để khi bật điều hòa, mùi hương của dầu gió sẽ giúp không khí trở nên dễ chịu hơn.

[caption id="attachment_5571" align="alignnone" width="580"]4 Luu Y Khi Su Dung Dieu HoaKhông chỉ có không khí trong lành mà nó còn giúp đuổi muỗi và côn trùng.[/caption]


Hạ Tú